Thông tin TC-ĐL-CL -0001-11-30 07:06:30

Đội Quản lý Thị trường số 17 vừa tiêu hủy 16.029 sản phẩm mang nhãn hiệu BIBOP, ước tính giá trị lên đến hơn 4,3 tỉ đồng.

Đội Quản lý Thị trường (QLTT) số 17, Cục QLTT Hà Nội vừa tiến hành tiêu hủy 16.029 sản phẩm mang nhãn hiệu BIBOP như Bi Bop professional a washing color, Bi Bop professinal a washing black, Bi Bop professional và nhiều sản phẩm mỹ phẩm khác, ước tính giá trị lên đến hơn 4,3 tỉ đồng.

Trước đó, Đội QLTT số 17 tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tại cơ sở kinh doanh mỹ phẩm tại 19 Nhân Hòa, xã Hải Bối, huyện Đông Anh, TP.Hà Nội.

Thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện 16.029 sản phẩm mang nhãn hiệu BIBOP không có giấy tờ liên quan. Chủ hàng khai nhận toàn bộ số hàng được mua của Công ty TNHH Dịch vụ đầu tư thương mại Quốc Đạt, mã số doanh nghiệp 0109529955.

Sau đó UBND TP ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, phạt bà Vũ Thị Minh Trang, sinh năm 1984, thường trú tại tổ dân phố Đông Ngạc 3, phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm với tổng số tiền 94 triệu đồng về các hành vi: Không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định; kinh doanh hàng hóa là mỹ phẩm nhập lậu (trị giá hàng hóa vi phạm hơn 4,3 tỉ đồng).

Ngoài ra, tại văn bản số 2601/QLD-MP ngày 23/3/2021 của Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế về thông tin liên quan đến số công bố 842980/15/CBMP-QLD của sản phẩm “Dầu gội đầu nhãn hiệu Bi Bop”, Cục này cho biết: Đến nay, Cục Quản lý Dược không cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm số 842980/15/CBMP-QLD cho bất kỳ sản phẩm mỹ phẩm hay doanh nghiệp nào. Do vậy, sản phẩm “Dầu gội đầu nhãn hiệu BiBop” với thông tin số công bố 842980/15/CBMP-QLD ghi trên nhãn không được phép lưu thông trên thị trường, không được phép quảng cáo trên các phương tiện truyền thông theo Thông tư số 06/2011/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm.

Ảnh minh họa

Hơn 16.000 sản phẩm thương hiệu BIBOP nhập lậu bị tiêu hủy

Trước thực trạng hàng lậu, hàng giả tràn lan trên thị trường, ngoài xử phạt theo quy định pháp luật thì Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SB Law đưa ra một số kiến nghị:

Thứ nhất, cần hoàn chỉnh, bổ sung khái niệm, quy định đối tượng thu thuế từ kinh doanh, đầu tư trên nền tảng công nghệ; cần có quy định sàn thương mại điện tử và người bán hàng thương mại điện tử phải thống kê, lưu giữ các giao dịch trên hệ thống để phục vụ việc truy xuất các giao dịch và nguồn gốc hàng.

Thứ hai, cơ quan thuế phải có trách nhiệm truy thu thuế những tổ chức, cá nhân có phát sinh thu nhập từ việc bán hàng qua mạng xã hội bằng xây dựng các phương thức quản lý chống thất thu thuế, trong đó có thể có các chương trình kiểm soát hoạt động bán hàng, đặt hàng trên mạng, lập một bộ phận đặc nhiệm chuyên trách,…

Thứ ba, cần quy định chế tài xử phạt ở mức cao hơn để thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật đối với hoạt động thương mại sản xuất, buôn bán hàng giả và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Mức phạt đối với hàng giả mức cao nhất đối với cá nhân là 200 triệu và tổ chức là 400 triệu đồng (theo Nghị định 98/2020/NĐ-CP) mới chỉ là cần nhưng chưa đủ vì lợi nhuận phi pháp thu được từ những hoạt động này là rất lớn, mức phạt so với lợi nhuận thì như muối bỏ bể.

Thứ tư, lực lượng Quản lý thị trường cần tăng cường phối hợp các lực lượng chức năng như Hải quan, Biên phòng, Công an, Thanh tra chuyên ngành..., nhất là tập trung chỉ đạo, phối hợp triển khai kịp thời các nhiệm vụ do Ban Chỉ đạo 389 quốc gia giao nhằm bảo đảm sự đồng bộ, tạo sức mạnh tổng hợp từ Trung ương đến địa phương trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.Phối hợp chặt chẽ các Hiệp hội trong việc cung cấp thông tin để phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong sản xuất, kinh doanh.

Thứ năm, khuyến khích người tiêu dùng cần tạo thói quen mua hàng có tem, nhãn đầy đủ và nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc chống hàng giả, hàng nhái để làm giảm bớt và tránh được rủi ro cũng như thiệt hại đáng tiếc, đặc biệt đối với sức khỏe hoặc tính mạng người tiêu dùng.

Nguồn: VietQ.vn

 

Tin khác

Bắc Giang triển khai Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2024 (08/03/2024)

Hơn 1.600 chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng trong nước và quốc tế (03/03/2024)

Nhanh chóng hoàn thiện và ban hành Quy chuẩn quốc gia về thiết kế đường cao tốc (26/02/2024)

Tiêu chuẩn ISO 56000:2020 về quản lý đổi mới sáng tạo thúc đẩy tăng trưởng bền vững (30/08/2023)

5 nguyên tắc kiểm tra tại dự thảo Thông tư quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm (12/06/2023)

NQI - công cụ hữu hiệu nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia (05/05/2023)

Xây dựng tiêu chuẩn quốc tế dành cho các nguyên liệu xi măng (04/05/2023)

ISO 45001:2018: Điểm tựa cho doanh nghiệp hạn chế rủi ro, nâng cao năng suất (03/05/2023)

Doanh nghiệp nâng cao năng suất nhờ chủ động áp dụng tiêu chuẩn quốc tế (03/05/2023)

Hiệp hội Bao bì thực phẩm quốc tế cảnh báo: Hóa chất trong hộp xốp dùng 1 lần cực độc (03/04/2023)

Công cụ QCC - bàn đạp giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm (05/02/2023)

Chuyên gia hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng và tiếp cận các công cụ nâng cao năng suất (05/02/2023)

TIÊU CHUẨN TCVN 13521:2022 NHÀ Ở VÀ NHÀ CÔNG CỘNG – CÁC THÔNG SỐ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ TRONG NHÀ (18/11/2022)

Sửa đổi quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với xuồng cao tốc (18/11/2022)

Tuyền truyền phổ biến kiến thức về TCVN ISO 18091:2020 tại địa phương (18/11/2022)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.