1. Ngâm hạt: Đây là một kỹ thuật thông thường cho cây rau có hạt lớn, vỏ hạt cứng như hạt mướp, hạt bầu, bí, dưa hấu... Trước khi gieo, hạt giống được ngâm trong nước và túi vải ẩm cho đến khi chúng bắt đầu nảy mầm. Ưu điểm của biện pháp này là rút ngắn được thời gian, hạn chế được hiện tượng khuyết cây do hạt mọc mầm không đều, giảm nước tưới... Đối với các loại hạt giống có kích thước nhỏ chỉ nên ngâm ủ đến khi hạt vừa nứt nanh là đem gieo luôn mà không đợi đến khi hạt nảy mầm. Vì những hạt giống nhỏ khi đã nảy mầm thì rất khó để có thể gieo bằng tay (hạt rất dễ bị gãy mầm, rễ). Cần phải quan sát vỏ hạt trước khi đem ủ sao cho hạt giống phải đạt ở mức no nước (vỏ hạt chuyển màu hơi trong, mõng nước, mép hạt hơi sưng) và tham khảo ý kiến của nhà sản xuất, phân phối giống ở mỗi lô sản xuất. 2. Xử lý hạt: Là quá trình nhằm mục đích tẩy rửa hạt giống hoặc bảo vệ hạt khỏi tác hại của sâu hại. Có thể xử lý hạt bằng phương pháp vật lý hay hóa học:
- Phương pháp vật lý: Ngâm hạt trong nước ấm hoặc nhiệt độ khô. Ví dụ hạt bắp cải ngâm trong nước ấm 45oC trong vòng 20 phút để trừ bệnh thối đen. Đối với cây ớt, hạt xử lý trong lò vi sóng ở nhiệt độ 76oC trong vòng 3 ngày sau đó để 3 tháng kể từ khi thu hoạch sẽ loại trừ được tất cả các vi-rút tiềm ẩn trong hạt. Trong một số trường hợp, nhà sản xuất tiến hành xử lý trước khi phân phối giống. Tuy nhiên, xử lý nhiệt thường không phải là một biện pháp tốt vì nó có xu hướng làm giảm khả năng nảy mầm, sức sống của hạt giống cũng bị giảm nếu sau xử lý, hạt giống tiếp tục được bảo quản trong kho. Vì vậy, nếu áp dụng phương pháp này để xử lý tất cả các loại hạt giống thì cần áp dụng ngay trước khi gieo.
- Xử lý hóa học: Bao gồm thuốc trừ nấm, thuốc trừ sâu hoặc hỗn hợp của 2 loại đó. Hóa chất này có thể dùng ở dạng bột, dung dịch phun với tỷ lệ rất thấp khoảng 1 - 5 g/kg hạt giống. Thuốc trừ nấm thông dụng nhất cho xử lý hạt giống là Thiram và Captan (cả hai có phổ hoạt động rộng, ít độc cho động vật và người). Một số thuốc trừ nấm tổng hợp như Ridomil giúp bảo vệ cây rau đến lúc trưởng thành.
Trong các loại thuốc trừ sâu, nguyên liệu thường dùng là Gardora và Malathion chống mọt ngũ cốc rất hiệu quả. Việc xử lý hạt giống bằng hóa học ít rủi ro hơn nhiều so với xử lý nhiệt (không ảnh hưởng nhiều đến sự nảy mầm của hạt).
3. Kiểm tra chất lượng hạt giống: Trong một số trường hợp hãn hữu, hạt giống có thể đã quá khô và được bảo quản nơi có độ ẩm thấp (như hạt đóng hộp được bảo quản trong kho lạnh) làm cho chúng không thể hút nước dễ dàng, nảy mầm yếu. Trong trường hợp này, có thể điều chỉnh bằng cách: để chúng ở nơi có độ ẩm cao trong 1 - 2 ngày trước khi gieo. Cụ thể là để hạt giống trên một khay hay lưới treo lơ lửng trong một cái lọ bịt kín có nước ở dưới để không làm ướt hạt giống (ví dụ như hạt ớt).
Bệnh về đường tiêu hoá khá phổ biến trong chăn nuôi lợn, nhất là đối với lợn con. Nếu người nuôi không biết điều trị đúng phương pháp thì tỷ lệ lợn chết cao, gây thiệt hại lớn.
(VietQ.vn) - Chăn nuôi vịt theo mô hình nuôi nhốt hoàn toàn rất tiện lợi lại có kỹ thuật chăn nuôi đơn giản. Tuy nhiên cần tuân thủ đúng các yêu cầu về thức ăn, nước uống, cách chăm sóc để đạt năng suất, chất lượng vịt cao nhất.
Sau thời gian tìm hiểu, đầu năm 2013, ông Nguyễn Văn Nam ngụ ấp Bưng Cần, xã Bảo Hòa, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai đã mạnh dạn đầu tư nuôi 25 con dê giống Boer (Hà Lan). Đến nay, mô hình này đạt hiệu quả kinh tế cao, ông Nam trở thành người thành công đầu tiên khi nuôi giống dê này ở địa phương.
Thâm canh cà chua đã phát triển rộng rãi ở nhiều vùng đất trồng màu vùng ĐBSH, song việc khống chế bệnh chết héo xanh đối với nông dân đang là bài toán nan giải. Nhiều nông dân trao đổi, bệnh này diễn ra đột ngột và xóa sổ rất nhanh diện tích cà chua khiến cho họ trở tay không kịp. Cây chết nhiều trong giai đoạn sinh thực (cây đang ra hoa và phát triển quả) khiến cho thiệt hại về năng suất là rất lớn
Với các cây họ bầu bí, vụ đông sớm có quỹ đất rộng, trồng dưa, bí dễ bán lại không phải làm giàn, bảo vệ thực vật dễ dàng hơn, thời gian sinh trưởng của các giống ngắn… nên được nhiều nông dân lựa chọn.