Về thôn Bắc, xã Cổ Dũng (Kim Thành) những ngày này, cảm nhận đầu tiên là âm vang tiếng đục, tiếng tràng lách cách của những người thợ làm nghề mộc, vang vọng từ những ngôi nhà, tạo không khí rộn ràng trong lao động sản xuất.
Đến bây giờ, hỏi các cụ già cao tuổi nhất ở thôn nghề mộc dân dụng du nhập về thôn từ khi nào cũng không ai nhớ nổi. Tất cả chỉ biết, từ rất lâu rồi, một số người dân trong thôn đã biết làm nghề mộc.
Ngày ấy, những người “thợ mộc” trong thôn chỉ chủ yếu làm cày, bừa, bàn, ghế, tủ... phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của nhân dân trong và ngoài xã. Ngày nay, khi đời sống của nhân dân ngày một nâng cao, nhu cầu về các sản phẩm gỗ phục vụ cho đời sống cũng tăng lên thì ngày càng có thêm nhiều người trong thôn theo học nghề mộc, rồi vay mượn tiền vốn đầu tư mua máy móc, mở nhà xưởng để làm nghề. Vì thế, nghề mộc dân dụng ở thôn Bắc đang ngày càng phát triển.
Đến thăm xưởng mộc của anh Nguyễn Quang Phong, chúng tôi chứng kiến là không khí lao động nhộn nhịp của xưởng. Tuy xưởng chỉ có 6 thợ, nhưng tiếng máy bào, máy đục, máy cưa phát ra rất rộn ràng. Anh Phong năm nay 31 tuổi, nhưng đã có 15 năm cầm đục, cầm bào. Anh kể, anh biết nghề này từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Ngày ấy, do bố anh có xưởng mộc nên chỉ học hết cấp 2, anh đã theo ông đi làm nghề. Sau 3 năm theo bố, anh bắt đầu nắm bắt được kỹ thuật của nghề và đã có thể tự đi làm một mình. Đến năm 2006, nghe mấy người trong thôn bảo đi xuất khẩu lao động sang Ca-ta "ăn thua" lắm, thế là anh chạy vốn đi xuất khẩu lao động. Nhưng sang rồi mới biết, bên đấy kiếm tiền cũng chẳng ăn thua gì. Khi ấy, do bố anh cũng đã có tuổi nên ông quyết định bàn giao xưởng mộc cho anh. Vậy là, anh vay vốn thêm khoảng 20 triệu đồng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện đầu tư mua thêm máy cưa đứng, máy đục, máy xoay để đáp ứng cho công việc. Do nhu cầu công việc nhiều, nên anh Phong phải thuê thêm 6 thợ trong và ngoài xã. Những thợ chính, trung bình mỗi ngày anh trả họ từ 80 đến 90 nghìn đồng, chưa kể cơm nuôi 3 bữa. Các sản phẩm xưởng của anh Phong làm ra chủ yếu là các thiết bị đồ gỗ như: cầu thang, khung cửa, khung bao, trần nhà, cửa.... Doanh thu của xưởng mỗi năm đạt từ 500 đến 700 triệu đồng, thu lãi ngót nghét trăm triệu đồng. Nghề mộc không chỉ giúp cho vợ chồng anh có cuộc sống khá giả, tạo thêm việc làm cho người lao động mà còn giúp cho anh Phong có điều kiện để nuôi dạy con cái ăn học. Điều anh Phong băn khoăn nhất hiện nay là: “Xã cần sớm trình lên cấp trên quy hoạch để chúng tôi có một khu để mở rộng nhà xưởng, chứ cả đất ở và xưởng mộc mới có hơn 200 m2, lại ở cạnh dân thì khó phát triển lắm. Không những thế còn ảnh hưởng đến hàng xóm” .
Đến xưởng mộc của anh Nguyễn Đình Lợi, tuy mới 39 tuổi, nhưng anh đã có thâm niên 20 năm làm nghề. Trước đây, anh được bố mẹ cho học nghề mộc dân dụng như: đóng giường, tủ, bàn, ghế... của mấy bác thợ mộc trong thôn. Sau 3 năm thì anh ra nghề và bắt đầu tách ra thành lập xưởng mộc. Trước đây, anh cũng chỉ làm xưởng nhỏ ở trong sân của gia đình, nhưng rồi phải di chuyển ra khu ở mới để dành đất cho công trình đường 5. Vừa làm, vừa học hỏi và tích luỹ vốn liếng kinh nghiệm, đến nay, anh Lợi đã có một xưởng mộc rộng 240 m2, chuyên làm các khung cửa, khung bao cho các ngôi nhà. Do có việc làm thường xuyên nên xưởng của anh Lợi phải thuê thêm 5 thợ, thu nhập đạt trên 2 triệu đồng/người/ tháng, doanh thu của xưởng mỗi năm đạt gần 1 tỷ đồng.
"Nghề mộc dân dụng ở thôn tôi vừa được UBND tỉnh công nhận là làng nghề”.
Chúng tôi vui và tự hào lắm. Bởi như vậy thương hiệu “Nghề mộc dân dụng Cổ Dũng” sẽ có nhiều người biết hơn. Chúng tôi cũng mong sao, khi được công nhận là làng nghề rồi, tỉnh, huyện sẽ tạo điều kiện hơn về vốn, về điện và nhất là nếu có một khu đất để cho chúng tôi mở rộng sản xuất, anh Lợi bộc bạch.
Ông Nguyễn Danh Bay, phó chủ tịch UBND xã Cổ Dũng cho biết, nghề mộc dân dụng ở Cổ Dũng hình thành từ lâu rồi. Nhưng nghề đặc biệt phát triển mạnh khoảng 3- 4 năm trở lại đây khi nhu cầu trong nhân dân ngày càng cao. Đồng thời, ngày càng có thêm nhiều hộ gia đình đầu tư hàng trăm triệu đồng mua sắm các thiết bị làm nghề mộc hiện đại. Đặc biệt, nghề mộc dân dụng phát triển thuận lợi còn do, trong xã có nhiều đội thợ xây dựng đi xây dựng các công trình, nhà cửa ở các nơi nên khi ký kết hợp đồng xây dựng họ cũng nhận luôn việc làm các thiết bị đồ gỗ về cho anh em trong thôn làm. Hiện nay, toàn thôn Bắc có 30 hộ làm nghề mộc dân dụng, giải quyết việc làm cho khoảng hơn 100 người với thu nhập bình quân 2 triệu đồng/người/tháng. Lợi nhuận thu được của mỗi hộ đạt 50– 70 triệu đồng/năm. Do nghề có xu hướng phát triển mạnh nên xã đang khẩn trương lập quy hoạch trình lên cấp trên để có thể tạo điều kiện dành đất cho các hộ tập trung ra đó mở rộng xưởng sản xuất và phát triển nghề.
Bệnh về đường tiêu hoá khá phổ biến trong chăn nuôi lợn, nhất là đối với lợn con. Nếu người nuôi không biết điều trị đúng phương pháp thì tỷ lệ lợn chết cao, gây thiệt hại lớn.
(VietQ.vn) - Chăn nuôi vịt theo mô hình nuôi nhốt hoàn toàn rất tiện lợi lại có kỹ thuật chăn nuôi đơn giản. Tuy nhiên cần tuân thủ đúng các yêu cầu về thức ăn, nước uống, cách chăm sóc để đạt năng suất, chất lượng vịt cao nhất.
Sau thời gian tìm hiểu, đầu năm 2013, ông Nguyễn Văn Nam ngụ ấp Bưng Cần, xã Bảo Hòa, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai đã mạnh dạn đầu tư nuôi 25 con dê giống Boer (Hà Lan). Đến nay, mô hình này đạt hiệu quả kinh tế cao, ông Nam trở thành người thành công đầu tiên khi nuôi giống dê này ở địa phương.
Thâm canh cà chua đã phát triển rộng rãi ở nhiều vùng đất trồng màu vùng ĐBSH, song việc khống chế bệnh chết héo xanh đối với nông dân đang là bài toán nan giải. Nhiều nông dân trao đổi, bệnh này diễn ra đột ngột và xóa sổ rất nhanh diện tích cà chua khiến cho họ trở tay không kịp. Cây chết nhiều trong giai đoạn sinh thực (cây đang ra hoa và phát triển quả) khiến cho thiệt hại về năng suất là rất lớn
Với các cây họ bầu bí, vụ đông sớm có quỹ đất rộng, trồng dưa, bí dễ bán lại không phải làm giàn, bảo vệ thực vật dễ dàng hơn, thời gian sinh trưởng của các giống ngắn… nên được nhiều nông dân lựa chọn.