Nhờ phát triển nghề nuôi thủy sản, nhiều hộ dân ở Thanh Miện thoát nghèo và vươn lên làm giàu.
Nhiều năm qua, huyện Thanh Miện luôn đặc biệt quan tâm mở rộng diện tích, nâng cao giá trị sản xuất thủy sản. Hiện nay, ngoài diện tích hơn 50 ha đang nuôi thủy sản tại Tòng Hóa (xã Đoàn Kết) và dự án 101 ha nuôi thủy sản tập trung đang được triển khai tại xã Tân Trào, các mô hình nuôi thủy sản đã được nhân rộng trên địa bàn toàn huyện. Nhiều giống cá mới có giá trị kinh tế cao đã và đang được đưa vào nuôi thả; nhiều diện tích trồng lúa kém hiệu quả được chuyển sang đào ao thả cá... Nhờ đó, nhiều hộ dân đã thoát nghèo, làm giàu từ nuôi cá.
Theo phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện Thanh Miện, nhiều sông, hồ là điều kiện thuận lợi để ngành nuôi thủy sản của huyện phát triển ổn định và bền vững. Hằng năm lượng nước từ các con sông được đưa vào các vùng đầm, ao, hồ đã mang theo một nguồn thức ăn dồi dào cho đàn cá sinh trưởng và phát triển. Huyện Thanh Miện hiện có 850 ha có thể sử dụng để nuôi thủy sản. Trong đó, diện tích đã khai thác là 760 ha (bằng gần 90%); diện tích ao hồ nhỏ có hơn 750 ha; còn lại là diện tích mặt nước lớn hơn hoặc bằng 5 ha. Năm 2008, toàn huyện có hơn 17 ha trồng trọt kém hiệu quả được chuyển sang nuôi thủy sản. Dự kiến đến năm 2010, khi dự án nuôi trồng thủy sản tập trung (do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư) tại xã Tân Trào hoàn thành và đưa vào khai thác sẽ nâng tổng diện tích nuôi thủy sản của huyện lên khoảng 860 ha; đồng thời Thanh Miện sẽ là huyện duy nhất trong tỉnh có 2 vùng nuôi thủy sản tập trung với diện tích lớn. Hiện nay, dự án nuôi thủy sản tập trung tại Tân Trào đang được các cấp, các ngành và địa phương khẩn trương triển khai. Trong đó, chú trọng tuyên truyền để người dân hiểu và tích cực tham gia chuyển đổi những diện tích trồng trọt kém hiệu quả sang đào ao thả cá. Từ thực tế tại khu nuôi thủy sản tập trung ở Tòng Hóa cho thấy, phát triển thủy sản theo hướng chuyên canh, sản xuất hàng hóa tập trung thì sản phẩm của người dân sẽ tránh được việc bị tư thương ép giá. Tham gia nuôi thủy sản tập trung sẽ được đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng, như đường giao thông, hệ thống điện, trạm bơm, hệ thống kênh mương điều tiết nước... Đặc biệt, trong thiết kế của khu nuôi thủy sản tập trung, bờ ao, hồ có cao trình cao hơn bình quân chung mặt nước của các con sông, nên tránh được tình trạng ao nuôi bị tràn bờ do mưa lũ.
Để ngành nuôi thủy sản phát triển ổn định, mang lại hiệu quả thiết thực, huyện Thanh Miện đã chú trọng tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho người nuôi về chăm sóc, phòng bệnh cho đàn cá. Theo dõi và đưa ra các dự báo về tình hình ô nhiễm do lượng chất thải dư thừa dẫn đến hiện tượng cá nổi đầu vào sáng sớm do thiếu ô-xy và các bệnh thường gặp như trùng mỏ neo, trùng bánh xe, xuất huyết. Kịp thời đưa ra giải pháp quản lý tốt môi trường ao nuôi, chăm sóc cá đúng kỹ thuật. Sử dụng chế phẩm sinh học làm giảm mức độ ô nhiễm môi trường. Khuyến khích các hộ dân thả các giống cá có giá trị kinh tế cao, ít dịch bệnh như rô phi, chim trắng, chép lai... Nhờ đó, hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi thủy sản ở Thanh Miện ngày một nâng cao. Các HTX dịch vụ thủy sản dần hoạt động quy củ và ổn định. Các mô hình sản xuất liên gia đã phát triển rộng khắp trong toàn huyện, người dân có điều kiện giúp đỡ nhau trong quá trình thu hoạch, trao đổi kinh nghiệm, tìm đầu ra cho sản phẩm. Tuy nhiên, do chưa có thị trường tiêu thụ ổn định, chưa hình thành được chợ đầu mối, người dân tự tìm đầu ra cho sản phẩm nên vẫn còn tình trạng tư thương ép giá. Ngoài ra, giá thức ăn công nghiệp tăng cao trong thời gian qua, trong khi người nuôi thủy sản không tự chế thức ăn cho cá, cũng gây khó khăn cho người nuôi thủy sản.
Hiện nay, nhiều hộ dân nuôi thủy sản ở Thanh Miện đã đưa vào nuôi thử nghiệm các giống cá mới cho hiệu quả kinh tế cao. Trong đó chú trọng 2 giống cá có xuất xứ từ Thái Lan là rô phi đỏ (điêu hồng) và rô phi đen (rô phi vằn). Ông Trần Văn Nhạ, hội trưởng hiệp hội doanh nghiệp và trang trại huyện Thanh Miện là người ương giống cá cho biết: Rô phi đỏ và rô phi đen có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường nước ta do Việt Nam và Thái Lan có khí hậu khá tương đồng. Một điểm đáng chú ý là 2 giống cá này có hệ số thức ăn thấp hơn nhiều so với các giống cá khác, chỉ 1,2 kg thức ăn có thể cho 1 kg cá thịt (bình quân các giống cá khác khoảng 1,5 kg thức ăn). Chi phí để có 1 kg cá thịt khoảng 14 nghìn đồng (tính cả giá giống) và cá thương phẩm hiện nay có giá từ 23 đến 24 nghìn đồng/ kg (loại con từ 0,5 đến 1 kg). Từ đầu năm đến nay, sau khi được Cục Nuôi trồng thủy sản (Bộ NN-PTNT), cấp phép ông Nhạ đã nhập trực tiếp từ Thái Lan hơn 200 vạn cá giống về ương và cung ứng cho người nuôi thủy sản trong và ngoài tỉnh. Đây là giống cá lớn nhanh, truyền giống tốt, đầu nhỏ, phần thân dài, nhiều thịt, thơm ngon, phù hợp nhu cầu của thị trường, nên nhiều hộ dân đã đưa vào nuôi.
Theo thống kê của phòng NN-PTNT huyện Thanh Miện, năm 2008, mặc dù thời tiết bất lợi song toàn huyện đã thu hoạch được 5.200 tấn cá thương phẩm, năng suất bình quân đạt 6,7 tấn/ha/năm, cá biệt có hộ dân đạt năng suất từ 8 đến 10 tấn/ ha/ năm. Ngành nuôi thủy sản của huyện đã tạo việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định cho hàng nghìn lao động. Thời gian tới, cùng với tìm kiếm thị trường tiêu thụ, huyện Thanh Miện tiếp tục khuyến khích nhân dân chuyển đổi những diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang đào ao thả cá; hướng dẫn người chăn nuôi các biện pháp phòng, trừ dịch bệnh, chăn nuôi có khoa học để thủy sản phát triển thành ngành mũi nhọn, góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế- xã hội địa phương.
Bệnh về đường tiêu hoá khá phổ biến trong chăn nuôi lợn, nhất là đối với lợn con. Nếu người nuôi không biết điều trị đúng phương pháp thì tỷ lệ lợn chết cao, gây thiệt hại lớn.
(VietQ.vn) - Chăn nuôi vịt theo mô hình nuôi nhốt hoàn toàn rất tiện lợi lại có kỹ thuật chăn nuôi đơn giản. Tuy nhiên cần tuân thủ đúng các yêu cầu về thức ăn, nước uống, cách chăm sóc để đạt năng suất, chất lượng vịt cao nhất.
Sau thời gian tìm hiểu, đầu năm 2013, ông Nguyễn Văn Nam ngụ ấp Bưng Cần, xã Bảo Hòa, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai đã mạnh dạn đầu tư nuôi 25 con dê giống Boer (Hà Lan). Đến nay, mô hình này đạt hiệu quả kinh tế cao, ông Nam trở thành người thành công đầu tiên khi nuôi giống dê này ở địa phương.
Thâm canh cà chua đã phát triển rộng rãi ở nhiều vùng đất trồng màu vùng ĐBSH, song việc khống chế bệnh chết héo xanh đối với nông dân đang là bài toán nan giải. Nhiều nông dân trao đổi, bệnh này diễn ra đột ngột và xóa sổ rất nhanh diện tích cà chua khiến cho họ trở tay không kịp. Cây chết nhiều trong giai đoạn sinh thực (cây đang ra hoa và phát triển quả) khiến cho thiệt hại về năng suất là rất lớn
Với các cây họ bầu bí, vụ đông sớm có quỹ đất rộng, trồng dưa, bí dễ bán lại không phải làm giàn, bảo vệ thực vật dễ dàng hơn, thời gian sinh trưởng của các giống ngắn… nên được nhiều nông dân lựa chọn.