SO KHOA HOC CONG NGHE - KIEN THUC NONG NGHIEP
Thursday, March 28, 2024
Videos Clip: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm và làm việc tại Hải Dương   -   Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan: “Lan tỏa, làm sâu sắc hơn nữa tư duy kinh tế nông nghiệp”   -   NĂM 2050: VIỆT NAM THUỘC TOP NƯỚC NÔNG NGHIỆP HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI   -   Video Clip: Thế giới thán phục Nông nghiệp Việt Nam   -   Video Clip: Ứng dụng Công nghệ Cao vào mô hình Trồng Dưa lưới   -   Video Clip: Giống nho NH01-16 cho năng suất bình quân từ 15-18 tấn/ha/vụ   -   Người Nhật làm nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam   -   Trồng rau thủy canh chữ A đa lợi ích cho năng suất gấp 3 lần   -   Đưa 25 tấn đất lên sân thượng làm vườn rau   -   Mô hình trồng ổi hữu cơ, thu 800 triệu mỗi năm   -   Biện pháp xử lý nước thải trong chăn nuôi   -   Kỹ thuật trồng rau dền tại nhà   -   Người Nhật chuộng sầu riêng, nhãn Việt Nam   -   Kỹ thuật nuôi và vỗ béo trâu thịt   -   Kinh nghiệm thâm canh cây ăn quả có múi   -   Trừ cỏ ở má luống hành   -   Trừ bệnh sương mai hại cà chua sớm   -   Công ty TNHH Một thành viên giống cây trồng Hải Dương đã nghiên cứu ra hai giống lúa NB01 và lúa nếp DT22. Hai giống lúa này ngắn ngày, kháng bệnh tốt và mang lại năng suất cao.   -   3NTV-VTC16: Làm giàu từ nuôi thỏ ngoại   -   Xử lý phèn trong ao mùa mưa   -   Kinh nghiệm nâng cao năng suất và phẩm chất ớt vụ xuân hè   -   Kinh nghiệm nuôi gà thịt hiệu quả   -   Dịch hại cần chú ý vụ hè thu   -   Phòng trị bệnh đầu đen ở gà   -   Phòng bệnh tổng hợp cho cá   -   Một số kinh nghiệm nuôi vịt thả đồng   -   Kỹ thuật trồng, chăm sóc chuối lùn   -   Kỹ thuật trồng ớt ngọt theo hướng an toàn   -   Bệnh thán thư hại khoai sọ   -   Bón phân đón đòng cho lúa chiêm xuân   -   Kỹ Thuật Trồng Nấm Rơm   -   Sử dụng phân bón lá cho lúa   -   Phòng trừ chuột hại lúa xuân   -   Những vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với ao nuôi thủy sản   -   Nhện gié hại lúa   -   Nấm đối kháng hạn chế rau màu héo rũ   -   Bệnh héo tươi, héo xanh trên ớt   -   Bệnh loét hại cây có múi và biện pháp phòng trừ   -   Để vườn cam sành lâu cỗi   -   Kỹ thuật trồng cải bắp   -   Bón thúc cho lúa đẻ nhánh ở vụ xuân   -   Khắc phục lúa gieo thẳng chậm ra lá   -   Kinh nghiệm nuôi gà Đông Tảo   -   Nhân giống chuối tiêu hồng bằng công nghệ nuôi cấy mô   -   Chủ động chống rét cho cây trồng, vật nuôi   -   Cần chính sách mới cho thủy sản theo GAP   -   Lưu ý khi nuôi chim trĩ   -   Bệnh đạo ôn   -   Chống rét cho mạ và chăm sóc lúa   -   Cảnh giác thương lái Trung Quốc mua lá khoai lang   -   Trồng và chăm sóc vườn cây ăn quả bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm   -   Khẩn trương chống rét cho mạ và lúa xuân   -   Kỹ thuật nuôi chạch đồng   -   Kỹ thuật diệt chuột   -   Trồng rau trong hộp xốp   -   3 giống hoa đào   -   Quản lý sức khỏe tôm nuôi khi chuyển mùa   -   Chăm củ cải trắng vụ đông   -   Ương dưỡng tôm giống trước khi nuôi   -   Lưu ý khi lưu giữ cá giống qua đông   -   Cho hành lá thêm xanh   -   Nấm bệnh héo rũ hại hành   -   Bệnh héo rũ Panama hại chuối và biện pháp phòng trừ   -   Trồng khổ qua không khó   -   Để nuôi cá chép giống V1 đạt năng suất 2 tấn/ha   -   Tăng cường phòng chống dịch lở mồm long móng   -   Nuôi ong lấy mật - cải thiện kinh tế hộ gia đình   -   Bón phân hợp lý cho cây chè ở miền núi phía Bắc   -   Biện pháp hạn chế hao hụt lươn khi mới thả giống   -   Ủ chua cỏ xanh để nuôi trâu, bò   -   Sản xuất lươn giống   -   Để dưa leo không bị đắng   -   Nhận diện "công nghệ" SX thuốc BVTV giả   -   Nấm sò và kỹ thuật nuôi trồng   -   Chăm sóc rau màu khi gặp thời tiết bất lợi   -   Giảm thiểu tỷ lệ chết héo rũ cho hành vụ đông   -   Quy trình trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu có phủ rơm rạ   -   Nấm bệnh hại bí xanh   -   Kinh nghiệm nâng cao năng suất, chất lượng củ đậu thu đông   -   Cách nhận biết bệnh thán thư hại rau màu   -   Chọn giống đu đủ cho nhiều quả   -   Thức ăn có sẵn cho cá nước ngọt   -   Hướng tới công nghệ chăn nuôi không phân   -   Hướng dẫn gieo trồng giống ngô Nếp lai F1 HN88   -   Cách phòng, chống dịch cúm gia cầm   -   Bí quyết nuôi cá trắm đen kiếm lời   -   Tự trồng rau gia vị tại nhà   -   Sản xuất giống cá trắm cỏ chính vụ   -   Một số điểm cần lưu ý trong chăn nuôi thỏ   -   Bệnh nấm phổi trên vịt   -   Một số lưu ý trước khi vào vụ nuôi tôm xuân hè 2013   -   Cách phòng trừ bệnh đạo ôn trên lúa xuân   -   Kỹ thuật trồng hành củ, hành hoa an toàn   -   Lưu ý khi sử dụng vôi và hóa chất cho ao nuôi   -   Đậu tương DT51 có thể trồng 3 vụ/năm   -   Sản xuất thành công khoai tây siêu nguyên chủng   -   Một số biện pháp chủ yếu chăm sóc và bảo vệ lúa chiêm xuân năm 2013   -   Lưu ý bón thúc đẻ nhánh lúa chiêm xuân   -   3 bước chống dịch lợn tai xanh   -   Sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi thỏ   -   Một số biện pháp hạn chế tôm chết trong quá trình thả nuôi   -   Bệnh dịch tả vịt   -   Nuôi cá chạch - Hướng mới nhiều triển vọng   -   Trồng dong riềng xen ngô lãi lớn   -   Chăm sóc lúa xuân đúng cách   -   Kỹ thuật trồng lại đào sau tết   -   Nhiều lưu ý về sản xuất vụ đông xuân   -   Lợn “tên lửa” dễ nuôi, dễ bán   -   Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính trên gia cầm   -   Nuôi bồ câu gà   -   Giống dưa leo Cúc 71   -   Hiện tượng heo cắn đuôi nhau   -   Bí quyết trồng cam đường Canh kiếm tiền Tết   -   Chế phẩm từ vi khuẩn giúp tăng năng suất cây lạc   -   Phòng trừ bọ nhảy ở rau cải   -   Quy trình sản xuất cây bí xanh theo tiêu chuẩn VietGAP   -   Kỹ thuật phòng và trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản   -   Những điểm cần lưu ý khi nuôi cá rô đồng   -   Cách nhận biết hải sản bị ngâm ướp urê   -   Kỹ thuật trồng củ cải   -   Nhận biết bệnh cúm gia cầm   -   Làm chuồng úm chống rét cho lợn sữa   -   Cách làm đào nở hoa đúng tết   -   Trồng và chăm sóc rau màu khi rét đậm   -   Cách nhận biết bệnh vi-rút trên rau   -   Hướng dẫn biện pháp diệt chuột   -   Hạn chế mạ chết từng chòm   -   Một số lưu ý khi phân biệt 4 bệnh đỏ ở lợn   -   Những giải pháp đào ao thả cá đầu tư thấp   -   Một số lưu ý để nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi gà   -   Bảo quản và sử dụng vắc xin trong chăn nuôi   -   Khẩn trương cày ải phơi đất   -   Chủ động phòng chống rét cho trâu bò   -   Sử dụng thuốc BVTV theo khuyến cáo   -   Bí quyết phòng trừ phi hóa dịch hại trong vườn   -   Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà chua   -   Bệnh cúm gia cầm và biện pháp phòng trị   -   Giống đậu tương cao sản DT51   -   Hiệu quả từ nuôi gà nòi chân vàng   -   Chăm sóc, quản lý tôm cá trong mùa rét   -   Phòng và điều trị bệnh nấm phấn đen ở chuối   -   Sản xuất gạo nhân tạo   -   Bệnh hại trên cây khoai tây, cà chua và biện pháp phòng trừ   -   Sâu bệnh hại trên cây dưa chuột và biện pháp phòng trừ   -   Mở rộng sản xuất trà xuân muộn   -   Nuôi trồng, khai thác thủy hải sản   -   Công nghệ sản xuất mạ khay   -   Cách ngăn ngừa dưa chuột đắng   -   Ngăn ngừa ô nhiễm nước và phòng bệnh cho cá   -   40% mẫu gà có dư lượng kháng sinh và chất cấm   -   Ngô không hạt - nguyên nhân và cách khắc phục   -   5 giống đậu tương năng suất cao   -   Bí đỏ dễ trồng, không kén đất   -   Xử lý hạt giống rau trước khi gieo   -   Nuôi trồng thủy sản theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia   -   Nên trồng ngô nếp lai F1 - HN88   -   Gà ri vàng rơm   -   Nhân giống nhanh cây đu đủ   -   Trồng lạc vụ đông bằng phương pháp phủ nylon   -   3 giống bí xanh cho vụ đông   -   Khắc phục hành thối nhũn   -   Bệnh chạy dây bí xanh   -   Nuôi cua lãi hơn trăm triệu   -   Những điểm cần lưu ý khi nuôi cá rô đồng   -   Kỹ thuật nuôi cá chình thương phẩm trong ao   -   Thụ tinh nhân tạo giống gà ri   -   Bí quyết để hoa hồng ra hoa nhiều vào ngày tết   -   Để giá trị khoai lang tăng cao   -   Đã có vacine khống chế virus cúm gia cầm mới   -   Một số lưu ý khi sử dụng vaxin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm   -   Phòng và trị bệnh cho động vật thủy sản trong mùa mưa lũ   -   Trồng khoai lang Thu Đông hiệu quả   -   Trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu   -   Kỹ thuật nuôi cua đồng   -   Dùng phương pháp cấy mô để nhân giống chuối già lùn   -   Nhân giống khoai tây bằng nuôi cấy mô và công nghệ trồng không cần đất   -   Hướng dẫn sử dụng vắcxin cúm gia cầm đúng cách   -   Điều khiển nhãn ra hoa rải vụ   -   Hỗ trợ đổi mới chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học   -   Trồng cam sành theo hướng sạch, an toàn   -   Cách xử lý bệnh chổi rồng trên nhãn   -   Để bí xanh trái vụ bền cây, sai quả   -   Kỹ thuật trồng cà chua   -   Nuôi ngan thịt chọn giống và chuẩn bị   -   Chi Lăng Nam: Biến tiềm năng thành hiện thực   -   Sẽ có Nghị định về tích tụ ruộng đất   -   Nghị quyết BCH Trung ương lần thứ 7 (khoá x) về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn   -   Cải tiến đàn Bò   -   Kỹ thuật chăm sóc một số hoa Lan   -   CHẠM KHẮC GỖ ĐÔNG GIAO
9:37

KIẾN THỨC NÔNG NGHIỆP

Tin tức hàng ngày

Trồng trọt

Chăn nuôi

Thủy sản

Chế biến, bảo quản NS

Làng nghề

Kỹ thuật mới

Mô hình sản xuất

Thị trường

Chính sách hỗ trợ

Khoa học thưởng thức

Hỏi đáp về KHCN

Video về Nông nghiệp

TÌM KIẾM THÔNG TIN
  

Số lần truy cập
18270706

Từ nón Ma Lôi đến nón Mao Điền

( Thời gian đăng : 18:54:38 27/02/2009 )     

Nón là vật đội trên đầu, che mưa nắng nhân dân nhiều vùng trong cả nước thường dùng. Có một làng nghề ở tỉnh Hải Dương đã sản xuất ra những chiếc nón có chất lượng.

Nón là vật đội trên đầu, che mưa nắng, thân và tán không phân biệt như mũ. thường làm bằng nan tre, lá cọ, lá dứa, bẹ nang, lông ngỗng; vành bằng tre, khua bằng giang, khâu bằng sợi móc, sợi cước hay tơ dứa… Sống trong miền nhiệt đới, nắng lắm mưa nhiều, nhân dân ta cần nón khi đi đường cũng như khi lao động ngoài trời. Người nông dân làm lụng quanh năm ngoài đồng không thể thiếu nón và đội nón là một đặc điểm của nông dân Việt Nam. Hiện nay tuy có nhiêu loại mũ, nhưng nón vẫn là vật được dùng phổ biến, vì mũ gọn chịu gió nhưng chống nắng che mưa kém nón. Là vật cần dùng đến hàng ngày, nên nón đã được dân tộc ta sáng tạo rất sớm và gồm nhiều kiểu loại. Nói đến nón người ta dễ dàng hình dung vật hình chóp hiện đại, còn nón từng tồn tại trong lịch sử thì rất đa dạng, có thứ như hình vỏ bứa, có thứ tán phẳng như cái mâm, nay nón chóp cũng có nhiều kiểu, làm bằng chất liệu khác nhau. Nón thay đổi hình dáng, kiểu loại tuỳ theo nhu cầu và thị hiếu từng thời kỳ.

Thời Trần, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều loại nón đan bằng cật tre hương Ma Lôi (1), lộ Hồng gọi là nón Ma Lôi. Trong thời kỳ kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai và thứ ba (1284-1288) Trần Khánh Dư trấn giữ Vân Đồn (Quảng Ninh) thấy nhiều người trang phục kiểu bắc (chỉ Trung Quốc lúc ấy), ông điểm duyệt quân trong các trang và hạ lệnh: "Quân đóng ở Vân Đồn là để ngăn giặc Hồ (chỉ giặc Nguyên) không nên đội nón phương bắc, trong khi vội vàng khó phân biệt, nên đội nón Ma Lôi".(2). Nón Ma Lôi từ lâu không thấy xuất hiện trên thị trường, nhưng nhiều nón khác đã lần lượt ra đời, trong số đó không ít loại đã mất đi, hiện vật không được bảo tồn, hình thức cũng không được ghi nhận, chỉ để lại tên gọi trong lịch sử. Cuối thế kỷ 18 Phạm Đình Hổ đã ghi nhận trên 10 loại nón khác nhau và tập quán đội các loại nón ấy: "Ông già đội nón ngoan xác, tục gọi là nón mên giải hay nón tam giang. Con nhà quan, học trò các học hiệu đội nón phương đẩu đại, tục gọi là nón lá. Họ hàng nhà quan và ông già đội nón cổ châu, tục gọi là nón dâu. Người lớn và trẻ em đội nón liên diệp, tục gọi là nón lá sen. Con trai, con gái, đàn ông, đàn bà, chốn kinh kỳ đội nón cổ châu, trẻ con đội nón tiểu liên diệp tục gọi là nón nhỏ khuôn. Đàn ông, đàn bà ở thôn quê đội nón xuân lôi tiểu, tục gọi là nón sọ nhỏ. Lính tráng đội nón trạo, tục gọi là nón tréo vành. Người hầu hạ, vợ con lính tráng đội nón viên đẩu, tục gọi là nón khua. Nhà sư, thầy tu đội nón cẩu diện tục gọi là nón mắt lờ. Người có tang đội nón xuân lôi đại, tục gọi là nón cạp. Người có tang một năm trở xuống đội nón cổ châu quai mây. Chỉ có nhà quan, nhà quyền thế có tang mới đội nón cẩu diện để phân biệt. Người trong thành phố đội nón viên cơ tục gọi là nón nghệ. Người Mán, Mường ở ngoài trấn đội nón tiêm quang đầu nhược, hình như nón khua, đầu nhọn làm bằng vỏ măng nứa, khác với người mọi nơi. Đến khoảng năm Nhâm Dần- Quý Mão (1782-1783), quân tam phủ biến loạn, cậy công làm càn, nhiều người đội nón viên cơ để lẫn với quân lính. Đến năm Bính Ngọ (1786) trong nước có biến (thời Tây Sơn) lại bỏ nón viên cơ đội nón cầu diện. Người có tang một năm trở xuống buộc quai sợi trắng để phân biệt. Ở thôn quê theo dáng nón ngoạn xác mà làm thấp đi, gọi là nón toan bì, tục gọi là nón vỏ bứa, thỉnh thoảng lại có người đội nón xuân lôi, còn những thứ nón tam giang, ngoạn xác, phương đẩu, cổ châu, liên diệp và trạo tạp thì không thấy nữa".(3). Những loại nón mà Phạm Đình Hổ đã nói đến, ông không chỉ rõ ở đâu sản xuất và đến nay hầu như không còn nơi nào sử dụng.
Đầu thế kỷ này còn nhiều loại nón, tên gọi rất khác nhau và theo nhiều cách. Gọi theo chất liệu; nón ngông làm bằng lông ngỗng; nón dứa làm bằng lá dứa; nón sơn một loại nón chóp đan bằng tre rồi quét sơn hoặc bằng vỏ cây sắn giã nhỏ. Người sống ở ven biển phải đội nón này mới chống được gió lớn. Gọi theo hình thức: nón chân lượng nón có hình giống như bàn chân voi; nón mõm bò một loại nón chóp nhỏ, gọn, làm bằng lá cọ, phu kéo xe thường dùng, nón lồng lệnh hay nón thúng quai thao, trông giống như cái lệnh lớn…Gọi theo chức năng sử dụng: Nón ngựa một loại nón chóp nhỏ, đội khi cưỡi ngựa. Gọi theo nơi sản xuất. Nón Gò Gằng (tỉnh Bình Định cũ), nón Thanh (Thanh Hoá), nón Nghệ (Nghệ An), nón Chuông (làng Chuông) Hà Đông (cũ)..Một số loại nón tên gọi rất chung chung không gợi lên một nội dung cụ thể nào hoặc dễ hiểu nhầm sang một dạng khác: Nón bào thơ, nón làm bằng lá cọ non, trắng, mỏng, nhẹ, con gái và cô dâu hay đội. Nón dấu, nón các lính trấn ải thời xưa. Nón nhọt, một loại nón chóp của lính khố xanh, đỉnh bằng đồng thau…Đầu thế kỷ, làng Chuông thường sản xuất 3 loại nón: nón mười, nón nhỡ, nón dấu. Nón mười còn gọi là nón nón ba tầm vì lòng nón chia làm ba vòng để khâu thắt, nón tán phẳng, thành cao, có khua, khâu kỹ và đẹp, là nón của cô dâu và các bà các cô đội đi chơi hội. Nón này làng Chuông nay không sản xuất mà chuyên làm các loại nón chóp: Xuân kiều móc, xuân kiều dứa; nón thanh; nón vàng mau; vàng thưa, nón đen mau, đen thưa..(4)
Ở tỉnh nhà, cách đây nửa thế kỷ còn thấy nhân dân đội các loại nón: Nhị thôn, lồng lệnh vỏ bứa, nón chóp, nón dứa, nón lông.
Nón nhị thôn tán phẳng, tròn, đường kính khoảng 60cm, thành lập lại như thành chậu, cao 4-5cm. Nón lợp bằng hai lần lá cọ, lớp trong khâu chặt với vanh, lớp ngoài chỉ khâu và gắn sơn một vùng nhỏ ở đỉnh, còn lại ghép các lá thành nếp theo một chiều nhất định rồi khâu thiết ở cạp. Vanh tròn bằng tre thanh bì hay nứa khâu cách nhau khoảng 2cm. Cạp nón to tròn, cứng khâu móc mau gấp 3-4 lần khâu vanh. Giữa nón có khua đan bằng nan giang nhỏ, gài vào nón bằng 4 cật tre mỏng, hình hoa thị, khi đội khua ôm chặt lấy đầu, giữ cho nón không chao đảo. Gần thành nón có một vanh cứng để xỏ nhôi, buộn quai. Quai nón tết bằng mây, vải hay lụa màu. Khua nón có khi sơn then, sơn sơn thiếp vang láng bóng.
Nón lồng lệnh cấu tạo tương tự như nón nhị thôn, nhưng rộng hơn, thành cao gần gấp đôi. Hai bên nhôi nón có tua chân chỉ hạt bột mầu sắc rực rỡ. Quai làm bằng lụa mầu to bản, tết múi ở giữa, rủ xuống tận ngực làm duyên cho những cô gái. Nón lồng lệnh hay nón thúng quai thao, nón cụ, nón ba tầm là nón của cô dâu, nón đội trong các ngày hội của các bà, các cô thuộc các gia đình giàu có, quyền thế ngày xưa. Người lao động đội nón nhị thôn, nón vỏ bứa ít người đội nón chóp.
Nón vỏ bứa cũng có khua như nón nhị thôn, nhưng tan cong như vỏ quả bứa, không có thành, lợp bằng lá cọ và cũng khâu bằng móc.
Nón chóp bằng lá cọ già, phẳng nhỏ hơn nón hiện nay, ít người đội. Hàng ngũ lý dịch, nha lai ở phủ huyện hay tỉnh đi lại bằng ngựa hay xe đạp, đội khăn xếp mặc áo lương dài quá gối, đội nón dứa hay nón lông, một loại nón chóp nhỏ và dãng. Trên chóp thường gắn chóp bạc hay đồi mồi, chạm trổ cầu kỳ. Trong nón cài hoa giấy, khâu chỉ dầy. Quai nón bằng lụa bạch. Nón này đội khui cưỡi ngựa nên còn có tên gọi là nón ngựa.
Từ năm 1945 trở lại đây, nhân dân thành thị cũng như nông thôn trang phục có thay đổi, gọn gàng hơn trước, nhiều loại nón không dùng, tới nay hầu như chỉ còn lại một loại nón chóp với môt số kiểu dáng và chất liệu khác nhau. Như vậy, nón đã xuất hiện trong lịch sử từ đơn giản đến phức tạp, rồi trở lại một dạng đơn giản với chất liệu bền và đẹp hơn trước.
Từ nón Ma Lôi thời Trần đến đầu thế kỷ này ở tỉnh nhà cũng có một vài trung tâm làm nón nhưng đã thất truyền từ lâu, nay chưa khảo cứu được (5). Sau hoà bình lập lại (1954) nghề nón ở Mao Điền mới phát sinh, phát triển và mau chóng trở thành một trung tâm sản xuất nhiều nón nhất tỉnh. Nguyên nhân nào dẫn đến nẩy sinh nghề nón ở Mao Điền?
Cẩm Điền là một xã của huyện Bình Giang, ở ven quốc lộ 5, cách thị xã Hải Dương 16 km: Xã có 3 thôn: Hoà Tô, Hoàng Xá, Mậu Trì, trước cách mạng thuộc tổng Mao Điền xưa gọi là Sông Mao - Sông Vân Dậu qua sông có đò ngang gọi là dò Mao. Trong kháng chiến chống Pháp có một đội hoạt động mạnh ở cùng này gọi là đội du kích Sông Mao. Bên sông Vân Dậu xưa có một chợ lớn, bán cả trâu bò gọi là chợ Dậu hay chợ Phủ. Thời Lê, Mao Điền từng là lỵ sở trấn Hải Dương. Văn Miếu hàng tỉnh, quen gọi là Văn Miếu Mao Điền xây dựng ở đây từ năm Minh Mệnh thứ 4 (1833) là một công trình đồ sộ trên một gò đất cao, rộng cảnh quan đẹp. Trong kháng chiến chống Pháp giặc chiếm Văn Miếu làm bốt. Gọi là bốt Mao Điền
Trấn sở Hải Dương xây dựng gần sông Mao, sinh thời Phạm Đình Hổ đến còn thấy thành xây đắp kiên cố trên một khu đất rộng, bằng phẳng. Ông xúc cảm làm bài thơ tả cảnh Mao Điền và thành cổ Hải Dương:
Trấn sở Hải Dương trên Hồng lộ
Đồn canh văng văng tiếng chuông pha
Kinh vua vệ dực đường gần gặn
Mặt bề quan hà dặm thẳm xa
Bóng nguyệt xóm Mao trong vắt đứng
Dịp cầu sông Cẩm thẳm mù qua
Cánh đồng man mác khi nhàn vắng
Nọ cuộc can qua dấu chẳng loà (6)
Ngày 19-8-1883 quân Pháp tấn công tỉnh lỵ. Hải Dương quan lại chính quyền phong kiến rút chạy về Mao Điền. Giặc dùng tàu chiến tiến lên sông Mao, bắn súng lớn dữ dội. Thành Hải Dương ở Mao Điền nay đã bị phá, nay chỉ còn di tích gạch ngói ở phía nam thôn Hoàng Xá.
Nghề cổ truyền ở Mao Điền là dệt vải, nhuộm thâm và chàm. Ấp Mao Điền, Bất Bể, Hội An là ba nơi dệt vải nhỏ nổi tiếng từ đầu thế kỷ 15, thường được dùng để tiến công. Nghề dệt và nhuộm của Mao Điền duy trì cho đến năm 1945. Kháng chiến chống Pháp, phục hồi được vì thiếu nguyên liệu, vải khổ rộng chiếm mất thị trường, nhu cầu nhuộm thâm, nhuộm chàm không đáng kể và thuốc nhuộm hoá học đã thay thế. Một phần lao động ở Mao Điền khi nông dân chuyển sang nghề mộc, nghề xây và một nghề thủ công mới xuất hiện
Anh Luận, người Cẩm Điền là bộ đội tình nguyện chống Pháp, trên đường hành quân anh có dừng lại làm Chuông, một làng chuyên làm nón nổi tiếng của tỉnh Hà Đông cũ. Qúa trình tìm hiểu anh say nghề làm nón, rồi yêu người làm nón. Anh lấy con gái làng Chuông. Hoà bình lập lại, anh được phục viên, về quê sản xuất. Chị Luận về quê chồng mang theo nghề nón. Gia đình anh Luận làm nón, xóm làng đến xem thấy nghề này đáng quý và cũng dễ học. Từ một người biết làm nón dần dần cả xóm, cả làng biết làm theo. Trẻ em 9-10 tuổi đã có thể khâu nón.
Lá cọ. tre thanh bì, mo nang, dây móc khai thác, sơ chế tại các địa phương thuộc vùng núi Nghệ An, Thanh Hoá, Hoà Bình, Phú Thọ… Cây cọ lấy lá làm nón thấp hơn cây cọ lấy lá lợp nhà, lá chuyên dùng làm nón lên gọi là cây lá nón.Cắt lá cọ non hay bánh tẻ phơi khô. Được nắng là màu trắng ngà, loại tàu rách, dễ gẫy, mốc, còn lại bó 100, 200 tàu bó một bó. Mo nang lấy ở rừng vầu, rừng nứa ngộ, phơi khô, xếp cùng chiều rồi bó lại. Bẹ móc già, đập, xé lấy sợi, cuộn thành từng vòng lớn.Các vật liệu trên sơ chế rồi chuyển các trung tâm làm nón. Tre thanh bì, thứ tre xanh, đóng dài, cật dây, đốt nhỏ, không rắn lắm, khai thác ở các địa phương trên, chuyển về các nơi chuyên làm khuôn, làm vanh như làng Chuông, làng Lựa. Khuôn vanh được làm sẵn tại đây để bán cho những người khâu nón.
Dáng nón xinh nhờ khuôn, thân nón đẹp nhờ người khâu, bền chắc nhờ nguyên vật liệu và kỹ thuật khâu thắt. Khuôn nón làm bằng tre thanh bình có vòng tròn ở đáy và 8 thanh dọc đã khắc sẵn các khấc đặt vanh. khuôn nón thông dụng hiện nay có đường kính đáy 50cm, từ đỉnh đến cạp dài 32cm. có 16 khấc đặt vanh. Vanh nón làm bằng tre thanh bì, vót nhỏ đều, cuộn tròn thành 16 cỡ khác nhau, đặt vừa khít 16 khấc của khuôn. Vanh nón làm cạp to bằng cái đũa, vót tròn đều, quấn guột liền nhau ở chỗ tiếp giáp. Vanh trên cùng hiện nay làm bằng nhôm mạ vàng, sản xuất hàng loạt tại các cơ sở công nghiệp.
Lá nón mua về tẽ ra từng phiến rộng 5-10cm, trải xuống gầm giường để lá hút ẩm, mềm dẻo dễ làm, nếu trời hanh phải dấp nước ủ lên để lá đỡ giòn, bớt gãy rách. Lấy lưỡi hay diệp cày bằng gang (cũ, hỏng cũng được), nung nóng vừa phải, đặt từng phiến lá lên là vuốt như là quần áo, là xong lá duỗi thẳng và phẳng.
Lồng các vanh vào khuôn, đặt các hoa trang trí vào chỗ thích hợp. Ngày xưa hoa làm bằng giấy màu trang kim, cắt dán thành hình hoa cúc, hoa thị và bướm, nay các loại hoa được in sẵn trên giấy tốt. Xếp 15-16 phiến lá cùng chiều, lấy kéo cắt sát đầu trên, dùng kim cắm cả tập lá vào đỉnh khuôn: Trải là trên khuôn theo một chiều cho kín đều, chỗ nào hở phải bổ xung lá cho đủ. Trải xong lần lá cọ thứ nhất, trải tiếp lần mơ nang rồi lợp lần lá cọ nữa ra ngoài. Trải đến đâu vuốt phẳng đến đấy, tránh hở hoặc chồng lên nhau quá dầy. Dùng dây chằng phía ngoài để các lớp lá ổn định. Cắt lá và mở theo anh cuối cùng của khuôn, bắt đầu khâu nón từ chóp trở xuống, Cẩm Điền chỉ sản xuất một loại nón chóp, gồm nhiều cỡ to, nhỏm lá già, lá non, trong đó có nón bài thơ được trang trí đẹp. Số vanh nón ổn định ở con số 16. Chỉ khâu nón trước đây dùng sợi móc, cũng có khi khâu bằng chỉ tơ dứa hay chỉ tơ. Nay sợi ni lông nhiều và rẻ, người ta thay móc để khâu loại nón tốt, quen gọi là sợi cước. Nón bán ra thị trường hiện nay không có nhôi và quai, người mua phải tự sắm và tết lấy. Để cho nón thêm bền và đẹp, trước khi đội được quét một lớp dầu thông láng bóng gọi là quang dầu. Đỉnh nón bài thơ phía trong thường được gắn một tấm gương tròn, nhỏ, để các cô gái tiện soi.
Nghề khâu nón ở Cẩm Điền phát triển nhanh, chất lượng tốt, đến năm 1961 đã có một lực lượng lớn, hợp tác xã mạnh dạn nhận khâu nón gia công cho công ty nông sản Hải Dương, tạo cho nghề thủ công này một sức sống mới. Nghề nghiệp đang phát triển thì chiến tranh ngày càng ác liệt. Năm 1966 Công ty Nông sản không cung cấp được nguyên vật liệu, vì giao thông khó khăn, hợp tác xã sản xuất nón ngừng hoạt động. Nhưng nhu cầu của nhân dân ngày càng tăng. Nghề khâu nón lại trở về với gia đình. Qúa trình tự phát đã hình thành những gia đình chuyên mua bán nguyên vật liệu và thành phẩm. Họ đến chợ Chuông, chợ Cao (Hà Sơn Bình), chợ Núi (Hà Bắc) mua khuôn, vanh, lá, móc về bán cho người sản xuất chợ Mao (họp các ngày 1-3-6-8 là trung tâm giao dịch, mua bán nón và nguyên vật liệu làm nón. Đường 5 qua Cẩm Điền đã tạo điều kiện thuận lợi cho nghề thủ công ở đây phát triển.
Nghề khâu nón của Cẩm Điền là nghề phụ, sản xuất một năm khoảng 5 tháng vào thời gian nông nhàn, có hai phần ba của 900 hộ trong xã hành nghề. Mỗi người một ngày có thể khâu xong một nón loại kỹ, trừ tiền mua nguyên vật liệu, thu nhập khoảng 30 đồng một công. Sản xuất như hiện nay (1983), mối năm Cẩm Điền có thể bán ra thị trường 20 vạn nón các loại, cung cấp một phần quan trọng cho nhu cầu của nhân dân địa phương, giải quyết số lao động dư thừa, thu một nguồn lợi không nhỏ trong tổng tu nhập của xã, góp phần đáng kể vào việc cải thiện đời sống cho mỗi gia đình.
Chú thích:
(1) Hương là một đơn vị hành chính thời Lý - Trần, lớn gần bằng một huyện nhỏ. Hương Ma Lôi thuộc địa phận huyện Mỹ Văn hiện nay.
(2) Đại Việt sử kỹ toàn thư, nhà sản xuất bản KHXH Hà Nội tập II, trang 60.
(3) Vũ trung tuỳ bút, trang 75.
(4) Theo truyện các nghành nghề, XBLĐ, Hà Nội 1977, trang 275-276.
(5) Làng Mộ Trạch xã Tân Hồng, Bình Giang có thời chuyên làm nón, gọi là Lạp Trạch như thế nào cũng chưa khảo cứu được
(6) Vũ trung tuỳ bút trang 123.

Theo sách Nghề cổ truyền Hải Hưng (NTT sưu tầm)

 

Các bài mới nhất

-  Phát triển làng nghề để xây dựng nông thôn mới
-  Ngọt bùi cốm An Châu
-  Làng nghề bánh đa Hội Yên, xã Chi Lăng Nam, Huyện Thanh Miện gặp khó khăn trong việc mở rộng thị trường
-  Nghề đan mây tre ở Đan Giáp
-  Nghề Mộc thôn Phương Độ, Hưng Thịnh, Bình Giang với phát triển kinh tế nông thôn.
-  Cẩm Giàng thêm một làng nghề được công nhận
-  Nam Sách: Làng nghề sản xuất hương cho thu nhập khá
-  Nghề mộc ở Cổ Dũng, Kim Thành
-  Thanh Miện: nghề nuôi thủy sản phát triển
-  Gốm sứ Cậy
 

Các bài trước

-  Lò Vịt Đông Phan
-  Lược Vạc
-  Đũi Thông
-  Chạm khắc gỗ Đông Giao
-  Chạm khắc đá kính chủ
-  Hồng Lục - Liễu Tràng trung tâm khắc in mộc bản
-  Chỉ Phú Khê
-  CHẠM KHẮC GỖ ĐÔNG GIAO
 
BÀI VIẾT TIÊU BIỂU

Video Clip: Nông dân xã Tuấn Việt thu nhập cao từ cây Ổi Lê

Chi tiết >>


Video Clip: Bayer Việt Nam và tỉnh Đắk Nông đã phối hợp, hợp tác thúc đẩy canh tác sầu riêng bền vững

Bayer Việt Nam và tỉnh Đắk Nông đã phối hợp, hợp tác hướng dẫn và triển khai mô hình canh tác sầu riêng bền vững, hỗ trợ cho nông dân mở rộng diện tích canh tác và góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương, cải thiện thu nhập và bảo vệ môi trường. Thông qua mô hình đã giới thiệu đến nhà nông kỹ thuật canh tác tiên tiến và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, an toàn, có trách nhiệm. Đặc biệt là bộ giải pháp "Much More Durian" tạm dịch là “Bội thu Sầu riêng” giúp kiểm soát hiệu quả sâu bệnh hại, tối ưu hóa năng suất cây trồng và đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu.

Chi tiết >>


Video Clip: HTX nông nghiệp tại thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang đã lựa chọn cây gấc phát triển các sản phẩm OCOP

 Bà con nông dân tham gia HTX nông nghiệp tại thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang đã lựa chọn cây gấc phát triển các sản phẩm OCOP, mở ra triển vọng mới với nghề trồng gấc ngay tại địa phương.

Chi tiết >>


Video Clip: Trồng chuối già Nam Mỹ thu 120 - 150 triệu đồng/ha

 Mô hình trồng chuối già Nam Mỹ bằng giống nuôi cấy mô do Công ty Đại Nông thực hiện trên diện tích 14ha tại huyện Ninh Sơn thu về 120 - 150 triệu đồng/ha.

Chi tiết >>


Video clip: Nông dân Vĩnh Long trồng giống mận hồng mới cho trọng lượng 5 quả/kg

 Giống mận hồng mới hay còn là quả roi được anh Trần Ngọc Quận ở huyện Bình Tân, Vĩnh Long trồng sau khoảng 18 tháng đậu quả, trung bình đạt khoảng 5 quả/kg.

Chi tiết >>


Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan: “Lan tỏa, làm sâu sắc hơn nữa tư duy kinh tế nông nghiệp”

2023 à một năm thắng lợi của ngành nông nghiệp. Vượt lên mọi khó khăn, thách thức, ngành đã đạt mức xuất siêu kỷ lục. Nhưng, để hướng đến phát triển bền vững, tăng trưởng xuất khẩu trong bối cảnh thế giới đang hướng đến nền kinh tế xanh, cần lan tỏa, làm sâu sắc hơn nữa tư duy kinh tế nông nghiệp để người nông dân có thể làm giàu trên mảnh đất của mình.

Chi tiết >>


NĂM 2050: VIỆT NAM THUỘC TOP NƯỚC NÔNG NGHIỆP HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI

 Đến năm 2050, Việt Nam trở thành một trong những nước có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới với ngành công nghiệp chế biến nông sản hiện đại, hiệu quả, thân thiện với môi trường. Nông thôn không còn hộ nghèo và trở thành “nơi đáng sống”, văn minh, xanh, sạch, đẹp. Đây là mục tiêu đề ra của Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Quyết định. Để định hướng hiện thực hóa mục tiêu trên, Bộ NN&PTNT đã tổ chức buổi họp báo công bố chiến lược này.

Chi tiết >>


Video Clip: Thế giới thán phục Nông nghiệp Việt Nam

Thế giới luôn đánh giá rất cao các nhà Lãnh đạo Việt Nam về sự quan tâm và có tầm nhìn xa trong việc phát triển nông nghiệp, trong đó có Thủ tướng Võ Văn Kiệt, bí danh Sáu Dân, một nhân cách lớn, một nhà Lãnh đạo tài năng suốt đời vì nước, vì dân.

Chi tiết >>


Video Clip: Ứng dụng Công nghệ Cao vào mô hình Trồng Dưa lưới

 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO VÀO MÔ HÌNH TRỒNG DƯA LƯỚI

Chi tiết >>


Video Clip: Giống nho NH01-16 cho năng suất bình quân từ 15-18 tấn/ha/vụ

Giống nho NH01-16 có lá mỏng, quả bầu, dài, to, thời gian từ khi cắt cành đến thu hoạch từ 90 - 95 ngày, năng suất bình quân từ 15-18 tấn/ha/vụ, trong điều kiện thâm canh có thể đạt 20 tấn/ha/vụ.

Chi tiết >>


SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẢI DƯƠNG