1. Vị trí đặt lồng: Vị trí đặt lồng liên quan mật thiết đến việc phát triển của cá nuôi và quá trình chăm sóc. Khi đặt lồng, người nuôi cần lưu ý các vấn đề sau:
- Lồng cá được đặt ở nơi thông thoáng, có dòng nước luôn lưu thông, tốc độ chảy đạt 0,2 - 0,3 m/s, nước sạch không bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp, nông nghiệp, nước sinh hoạt. Độ sâu từ 3 m trở lên, đáy lồng cách đáy sông ít nhất 0,5 m.
- Không đặt lồng ở nơi nước đứng hoặc nước chảy xiết, những khúc sông hay bị sạt lở.
- Vị trí đặt lồng phải thuận lợi giao thông để thuận tiện trong việc cung cấp con giống, thức ăn, chăm sóc, quản lý, thu hoạch và vận chuyển tiêu thụ sản phẩm.
- Môi trường nước để đặt lồng tốt nhất phải đảm bảo các yếu tố sau: pH 6,5 - 8,5; DO > 5 mg/l; NH3 < 0,01 mg/l; H2S < 0,01 mg/l, nhiệt độ nước 20 - 330C.
- Vùng nuôi lồng bè nằm trong vùng đã được quy hoạch cho từng đối tượng thủy sản của địa phương hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Cách đặt lồng bè
- Diện tích lồng bè chiếm không quá 0,2% diện tích khu vực mặt nước lúc cạn nhất. Trên một đoạn sông dài 1.000 m, rộng 500 m chỉ được phép đặt 100 lồng, mỗi lồng diện tích 10 m2/lồng.
- Lồng có diện tích 10 m2 đặt thành từng lồng, mỗi cụm lồng có 15 - 20 lồng, khoảng cách giữa các cụm lồng là 300 - 500 m.
- Các lồng phải được đặt so le để tạo sự lưu thông cho dòng chảy, khoảng cách giữa các lồng là 10 - 15 m, đáy lồng cách mặt đáy sông không nhỏ hơn 0,5 m.
- Trên lồng làm một nhà bảo vệ đủ để cho 1 - 2 người sinh hoạt trông coi thường xuyên, vật liệu làm nhà có thể bằng tôn, gỗ, tre…
Cá của bạn có thể mắc một số bệnh thường gặp ở cá mà bạn không biết như bệnh nấm, bệnh đường ruột , ký sinh trùng, lở loét…
Nguyên nhân là do chất lượng nước trong bể kém dẫn đến mầm bệnh phát triển cũng có thể do khi bạn thả cá mới có chứa mầm bệnh vào trong bể làm lây bệnh cho cá trong bể của bạn
Cách khắc phục: khi thấy các dấu hiệu bất thường ở cá như có các nốt đỏ hoặc trắng, cá bơi lờ đờ không nhanh nhẹn thì bạn chú ý thật kỹ các biểu hiện để tìm ra bệnh sau đó mua các loại thuốc về chữa trị. Cá mới mua về nên thả riêng hoặc nếu thả chung thì phải dùng thuốc để phòng bệnh lây lan
- Ao chống rét cho cá tôm những tháng mùa đông cần chọn ao kín gió, có diện tích từ 1 - 2 sào, nằm ngang với hướng gió bắc, đất pha cát ao sâu từ 1,3 - 1,4 m đáy ít bùn. Có nguồn nước sông ngòi sạch, cấp và thoát nước dễ dàng.
Tháng 10,11 hàng năm tát hết nước, bắt hết cá tạp: Cá rô, cá quả, dọn sạch cây cỏ ven bờ, bốc bùn lấp hết hang hốc, dùng 50 - 60 kg vôi bột/sào, rắc khắp ao để phơi nắng 1 - 2 ngày, diệt hết côn trùng gây bệnh cho cá, bón lót 150 - 200 kg phân/sào ao. Tháo nước vào sâu 1,2 - 1,3 m để sau 7 - 10 ngày thả cá giống vào nuôi.
Cá trắm có là loại cá mang lại giá trị thương phẩm khá cao, vì vậy hẳn là có không ít anh chị băn khoăn về vấn đề nuôi cá thế nào tốt, hiệu quả nhất. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ an toàn, hiệu quả cao để mọi người cùng tham khảo.
Bệnh về đường tiêu hoá khá phổ biến trong chăn nuôi lợn, nhất là đối với lợn con. Nếu người nuôi không biết điều trị đúng phương pháp thì tỷ lệ lợn chết cao, gây thiệt hại lớn.
(VietQ.vn) - Chăn nuôi vịt theo mô hình nuôi nhốt hoàn toàn rất tiện lợi lại có kỹ thuật chăn nuôi đơn giản. Tuy nhiên cần tuân thủ đúng các yêu cầu về thức ăn, nước uống, cách chăm sóc để đạt năng suất, chất lượng vịt cao nhất.
Sau thời gian tìm hiểu, đầu năm 2013, ông Nguyễn Văn Nam ngụ ấp Bưng Cần, xã Bảo Hòa, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai đã mạnh dạn đầu tư nuôi 25 con dê giống Boer (Hà Lan). Đến nay, mô hình này đạt hiệu quả kinh tế cao, ông Nam trở thành người thành công đầu tiên khi nuôi giống dê này ở địa phương.
Thâm canh cà chua đã phát triển rộng rãi ở nhiều vùng đất trồng màu vùng ĐBSH, song việc khống chế bệnh chết héo xanh đối với nông dân đang là bài toán nan giải. Nhiều nông dân trao đổi, bệnh này diễn ra đột ngột và xóa sổ rất nhanh diện tích cà chua khiến cho họ trở tay không kịp. Cây chết nhiều trong giai đoạn sinh thực (cây đang ra hoa và phát triển quả) khiến cho thiệt hại về năng suất là rất lớn
Với các cây họ bầu bí, vụ đông sớm có quỹ đất rộng, trồng dưa, bí dễ bán lại không phải làm giàn, bảo vệ thực vật dễ dàng hơn, thời gian sinh trưởng của các giống ngắn… nên được nhiều nông dân lựa chọn.