Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng cho biết, trong những năm gần đây cá hồi và cá tầm (gọi chung là cá nước lạnh) đã trở thành đối tượng nuôi quan trọng của địa phương.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là khi phát triển nghề nuôi thủy sản ở quy mô lớn, thường kèm theo bệnh dịch gây tổn thất không nhỏ cho nghề nuôi.
Theo kết quả nghiên cứu mới đây của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 3, đã tìm thấy ít nhất sáu loài ký sinh trùng ở cá hồi, với tỷ lệ nhiễm dao động từ 0,3 - 38%; đồng thời phát hiện ba loài ký sinh trùng ở cá tầm nuôi ao và năm loài ký sinh trùng ở cá tầm nuôi lồng.
Các nhà khoa học không phát hiện thấy ký sinh trùng gây hại cho người ở các loài cá nước lạnh này tại Lâm Đồng.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn phát hiện ba nhóm bệnh gồm xuất huyết, lở loét; bệnh lở mang và bệnh thối vây, mòn cụt đuôi; là các bệnh do vi khuẩn gây ra cho cá nước lạnh ở Lâm Đồng.
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 3 khuyến khích người nuôi nên áp dụng các biện pháp như tắm bằng nước oxy già, hay nước muối để trị các bệnh do ngoại ký sinh trùng và nấm gây ra trên cá tầm, cá hồi; thực hiện vệ sinh ao nước mỗi vụ nuôi; nuôi cá với mật độ thích hợp.
Nghề nuôi cá nước lạnh ở Lâm Đồng nói riêng và cả nước nói chung hiện đang phụ thuộc hoàn toàn vào việc nhập các giống và trứng cá từ nước ngoài, đây có thể là con đường mang mầm bệnh lạ vào Việt Nam.
Lâm Đồng hiện có 35 đơn vị, tổ chức, cá nhân được tỉnh thỏa thuận đầu tư hoặc đã cấp giấy chứng nhận đầu tư phát triển cá nước lạnh, với tổng diện tích đăng ký 3.072 ha, trong đó diện tích nuôi cá nước lạnh là 376 ha.
Bệnh về đường tiêu hoá khá phổ biến trong chăn nuôi lợn, nhất là đối với lợn con. Nếu người nuôi không biết điều trị đúng phương pháp thì tỷ lệ lợn chết cao, gây thiệt hại lớn.
(VietQ.vn) - Chăn nuôi vịt theo mô hình nuôi nhốt hoàn toàn rất tiện lợi lại có kỹ thuật chăn nuôi đơn giản. Tuy nhiên cần tuân thủ đúng các yêu cầu về thức ăn, nước uống, cách chăm sóc để đạt năng suất, chất lượng vịt cao nhất.
Sau thời gian tìm hiểu, đầu năm 2013, ông Nguyễn Văn Nam ngụ ấp Bưng Cần, xã Bảo Hòa, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai đã mạnh dạn đầu tư nuôi 25 con dê giống Boer (Hà Lan). Đến nay, mô hình này đạt hiệu quả kinh tế cao, ông Nam trở thành người thành công đầu tiên khi nuôi giống dê này ở địa phương.
Thâm canh cà chua đã phát triển rộng rãi ở nhiều vùng đất trồng màu vùng ĐBSH, song việc khống chế bệnh chết héo xanh đối với nông dân đang là bài toán nan giải. Nhiều nông dân trao đổi, bệnh này diễn ra đột ngột và xóa sổ rất nhanh diện tích cà chua khiến cho họ trở tay không kịp. Cây chết nhiều trong giai đoạn sinh thực (cây đang ra hoa và phát triển quả) khiến cho thiệt hại về năng suất là rất lớn
Với các cây họ bầu bí, vụ đông sớm có quỹ đất rộng, trồng dưa, bí dễ bán lại không phải làm giàn, bảo vệ thực vật dễ dàng hơn, thời gian sinh trưởng của các giống ngắn… nên được nhiều nông dân lựa chọn.