1. Thiết kế chuồng: Nhà nuôi thỏ phải cao ráo, kín gió, có ánh sáng tự nhiên, có nhà nuôi thỏ sinh sản riêng, thỏ hậu bị riêng. Nền nhà phải bằng phẳng không thấm nước và dốc đều 15 độ xuôi theo rãnh gom nước thải ra bể xử lý bên ngoài. Xây các lối đi cao 25 cm, rộng 70 cm. Khoảng cách giữa 2 lối đi rộng 1,2 m là nơi kê đặt cho dãy chuồng nuôi thỏ. Chuồng nuôi thỏ gồm 2 ô liên kết nhau theo chiều ngang, nhiều ô liên kết theo chiều dọc, tạo thành dãy chuồng kép, đặt cố định trên các cột ống nhựa lõi bê tông cốt thép, cao cách mặt nền 70 - 80 cm. Kích thước ô chuồng đơn, dài x rộng x cao = 80 x 50 x 40 cm; ô chuồng kép 160 x 100 x 40 cm.
Vật liệu làm chuồng là các nan thép hàn thưa, sao cho thỏ đứng không lọt chân, phân thỏ dễ rơi lọt xuống nền nhà. Làm máng ăn bán tự động, để thỏ có thể dễ dàng lật máng vào ăn, người nuôi ngửa máng đổ thức ăn hoặc làm vệ sinh thuận lợi. Tận dụng các vỏ chai nhựa coca cola loại 1,5 lít, lắp thêm van nước tự động cho thỏ uống, mỗi ô chuồng đơn treo 1 chai. Có thể làm máng lõm trên mặt chuồng để chứa thức ăn thô xanh, khi thỏ ăn sẽ không dẫm đạp lên rau cỏ. Dùng trấu lót sàn nền để hứng phân. Sau nuôi thỏ nuôi 4 - 5 ngày, rắc đều 4 kg/1m2 trấu, sẽ khử hết mùi khai phân, nước tiểu và diệt khuẩn. Thay mới trấu và muối 2 tháng/1 lần. Dùng rổ nhựa làm ổ cho thỏ đẻ (thỏ sẽ không cắn). Kích thước rổ: dài x rộng x cao là 40 x 30 x 15 cm.
2. Chọn con giống
+ Con đực phải đạt trọng lượng trên 3 kg, ngoại hình cân đối, khoẻ mạnh, không khuyết tật, tai rộng và cân, chân săn chắc, 2 tinh hoàn đều. Khi phối giống thỏ đực phải ghì chặt thỏ cái, sau giao phối thỏ đực đổ nằm xuống sàn chuồng, nhưng các chân vẫn ghì chặt thỏ cái đổ nằm theo.
+ Con cái cũng phải có thân hình cân đối, nhanh nhẹn, không dị tật, tai vểnh, lông mượt...
+ Khi phối giống, cho 2 thỏ đực thay nhau giao phối 1 thỏ cái cùng thời gian, sẽ đảm bảo phối giống thành công, rất hiếm khi phải phối lại. Thỏ mẹ sau đẻ 10 - 12 ngày có thể tiếp tục cho phối giống mang thai. Mỗi thỏ mẹ chỉ khai thác 7 - 8 lứa con thì dừng, thay mới bằng giống đã nuôi hậu bị. Cần tránh chọn giống bố mẹ cận huyết. Thỏ bố mẹ phải nuôi riêng, mỗi con 1 chuồng. Tỷ lệ đực cái đàn thỏ nuôi sinh sản là 8 - 10 thỏ đực/100 thỏ cái, nhưng chỉ nuôi 10 thỏ cái cần 3 - 4 thỏ đực.
Thỏ đực nuôi sau 7 tháng, thỏ cái gần tháng mới cho phối giống. Kiểm tra thấy bộ phận sinh dục cái của thỏ chuyển màu đỏ tía (đã phát dục), thì cho giao phối. Sau phối giống 28 - 32 thỏ sẽ sinh. Thỏ con sau sinh 25 - 30 ngày thì tách mẹ.
3. Thức ăn: Thức ăn cho thỏ bao gồm rau củ quả phế thải từ nông nghiệp như, cà rốt, su hào, cỏ voi, thân cây ngô, lá rau các loại... Các loại thức ăn thô xanh phải rửa sạch để ráo nước mới cho ăn. Tuyệt đối không cho thỏ ăn các loại rau còn dính sương, thỏ sẽ bị tiêu chảy.Riêng cà rốt giàu dinh dưỡng, thỏ nhỏ chỉ cho ăn 1 củ/1 con/1 ngày, thỏ lớn cho ăn gấp đôi.
Thỏ cái sau sinh, ngoài thức ăn thô xanh, cám công nghiệp, cần cho ăn thêm mía hoặc uống nước đường nhạt 3 ngày liên tục để tăng sữa. Cám công nghiệp cách 1 ngày cho ăn 1 lần vào ban đêm, định lượng 0,2kg/1 con/1 ngày. Thời kỳ mang thai, cho ăn như trên, nhưng lượng cám công nghiệp giảm 1/2, ăn nhiều thỏ sẽ lú, đẻ kém.
Thỏ đực mỗi ngày 1 con cho ăn 0,1 kg cám công nghiệp thỏ hoặc gà. Tuyệt đối không dùng cám công nghiệp của lợn và vịt, thỏ ăn sẽ bị tiêu chảy.
Thỏ con tách mẹ chỉ cho ăn công nghiệp, định lượng 0,1 kg cám gà mảnh/5 con/ngày. Khi thỏ đạt 1 kg/1 con mới cho ăn rau và cám viên công nghiệp. Tuân thủ cách nuôi này đàn thỏ sẽ bảo toàn 100%.
4. Phòng ngừa dịch bệnh: Vacxin xuất huyết thỏ cho thỏ sơ sinh, tiêm nhắc lại sau 6 tháng (thỏ hậu bị). Thỏ mẹ ngay sau đẻ tiêm kháng sinh Gentreks + thuốc bổ B12, tiêm nhắc lại 2 thuốc trên 2 tháng 1 lần.
Kiểm tra mỗi ngày, nếu chuồng nào có thỏ không ăn, uống phải cách ly ngay để chữa trị.
Bệnh về đường tiêu hoá khá phổ biến trong chăn nuôi lợn, nhất là đối với lợn con. Nếu người nuôi không biết điều trị đúng phương pháp thì tỷ lệ lợn chết cao, gây thiệt hại lớn.
(VietQ.vn) - Chăn nuôi vịt theo mô hình nuôi nhốt hoàn toàn rất tiện lợi lại có kỹ thuật chăn nuôi đơn giản. Tuy nhiên cần tuân thủ đúng các yêu cầu về thức ăn, nước uống, cách chăm sóc để đạt năng suất, chất lượng vịt cao nhất.
Sau thời gian tìm hiểu, đầu năm 2013, ông Nguyễn Văn Nam ngụ ấp Bưng Cần, xã Bảo Hòa, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai đã mạnh dạn đầu tư nuôi 25 con dê giống Boer (Hà Lan). Đến nay, mô hình này đạt hiệu quả kinh tế cao, ông Nam trở thành người thành công đầu tiên khi nuôi giống dê này ở địa phương.
Thâm canh cà chua đã phát triển rộng rãi ở nhiều vùng đất trồng màu vùng ĐBSH, song việc khống chế bệnh chết héo xanh đối với nông dân đang là bài toán nan giải. Nhiều nông dân trao đổi, bệnh này diễn ra đột ngột và xóa sổ rất nhanh diện tích cà chua khiến cho họ trở tay không kịp. Cây chết nhiều trong giai đoạn sinh thực (cây đang ra hoa và phát triển quả) khiến cho thiệt hại về năng suất là rất lớn
Với các cây họ bầu bí, vụ đông sớm có quỹ đất rộng, trồng dưa, bí dễ bán lại không phải làm giàn, bảo vệ thực vật dễ dàng hơn, thời gian sinh trưởng của các giống ngắn… nên được nhiều nông dân lựa chọn.