Cục trưởng Cục Thú y cho biết, hiện đã có vacine cúm gia cầm Re6 có mức độ bảo hộ cao đối với nhánh vi rút mới khi công cường độc trên gà.
Chiều 2-10, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm giao ban đánh giá công tác phòng chống dịch bệnh thời gian qua.
Báo cáo của Cục Thú y cho thấy, cả nước hiện còn 5 tỉnh xuất hiện dịch cúm gia cầm gồm: Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Hòa Bình Tuyên Quang, Thái Bình. Trong đó, Quảng Ngãi là địa phương có số gia cầm chết và tiêu hủy lớn nhất với gần 24.000 con trên tổng số 40.000 gia cầm chết và bị tiêu hủy tính đến thời điểm này.
Đáng chú ý là dịch cúm gia cầm đang lây lan trên diện rộng tại tỉnh Thái Bình. Về dịch lợn tai xanh đến nay vẫn còn 3 tỉnh tái phát dịch tai xanh là Đắc Lắc, Bắc Kạn, Quảng Nam, với tổng số lợn chết và bị tiêu hủy là hơn 13.000 con.
Liên quan đến nhóm virus H5N1 nhánh 2.3.2.1 (nhóm C) mới được phát hiện tại nước ta, ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y cho biết, nhóm vi rút này có khả năng xâm nhập vào Việt Nam, lây lan dọc theo tuyến giao thông từ Bắc và Nam, hiện nay đã xuất hiện tại các ổ dịch ở tỉnh Quảng Ngãi. Hiện đã có vacine cúm gia cầm Re6 có mức độ bảo hộ cao đối với nhánh vi rút mới khi công cường độc trên gà.
Tại cuộc họp giao ban, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Diệp Kỉnh Tần lưu ý, dịch cúm gia cầm vẫn còn diễn biến phức tạp, nguy cơ dịch sẽ tiếp tục tăng cao trong những tháng cuối năm nay. Nguyên nhân chính là do tình trạng nhập lậu gia cầm vẫn tiếp diễn ở Móng Cái - Quảng Ninh; việc chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, buôn bán gia cầm tại nhiều địa phương chưa được quản lý chặt chẽ như thành phố Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên.
Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần yêu cầu Cục Thú y và Cục Chăn nuôi phối hợp với các ban ngành liên quan quyết liệt vào cuộc ngăn chặn tình trạng buôn bán nhập lậu gia cầm, bảo vệ ngành chăn nuôi nội địa và đảm bảo nguồn cung thực phẩm trong những tháng cuối năm.
Cũng tại cuộc họp, Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần cũng yêu cầu Cục Chăn nuôi chủ trì sớm tổ chức hội nghị liên ngành gồm các đơn vị liên quan, đặc biệt với các tỉnh là “địa bàn nóng” về nhập lậu gia cầm và buôn bán gia cầm nhập lậu trong tuần sau.
Bệnh về đường tiêu hoá khá phổ biến trong chăn nuôi lợn, nhất là đối với lợn con. Nếu người nuôi không biết điều trị đúng phương pháp thì tỷ lệ lợn chết cao, gây thiệt hại lớn.
(VietQ.vn) - Chăn nuôi vịt theo mô hình nuôi nhốt hoàn toàn rất tiện lợi lại có kỹ thuật chăn nuôi đơn giản. Tuy nhiên cần tuân thủ đúng các yêu cầu về thức ăn, nước uống, cách chăm sóc để đạt năng suất, chất lượng vịt cao nhất.
Sau thời gian tìm hiểu, đầu năm 2013, ông Nguyễn Văn Nam ngụ ấp Bưng Cần, xã Bảo Hòa, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai đã mạnh dạn đầu tư nuôi 25 con dê giống Boer (Hà Lan). Đến nay, mô hình này đạt hiệu quả kinh tế cao, ông Nam trở thành người thành công đầu tiên khi nuôi giống dê này ở địa phương.
Thâm canh cà chua đã phát triển rộng rãi ở nhiều vùng đất trồng màu vùng ĐBSH, song việc khống chế bệnh chết héo xanh đối với nông dân đang là bài toán nan giải. Nhiều nông dân trao đổi, bệnh này diễn ra đột ngột và xóa sổ rất nhanh diện tích cà chua khiến cho họ trở tay không kịp. Cây chết nhiều trong giai đoạn sinh thực (cây đang ra hoa và phát triển quả) khiến cho thiệt hại về năng suất là rất lớn
Với các cây họ bầu bí, vụ đông sớm có quỹ đất rộng, trồng dưa, bí dễ bán lại không phải làm giàn, bảo vệ thực vật dễ dàng hơn, thời gian sinh trưởng của các giống ngắn… nên được nhiều nông dân lựa chọn.