Quản lý công nghệ 2022-07-25 10:24:05

Theo Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Xuân Định, việc chuyển đổi sang nền kinh tế số trong bối cảnh toàn cầu hóa đưa đến những cách tiếp cận mới dựa trên đổi mới sáng tạo và đổi mới công nghệ. Việc tăng trưởng dựa vào vốn, tài nguyên, lao động trong bối cảnh tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị thu hẹp đã không còn phù hợp. Do đó, nhiều nước trên thế giới đã lựa chọn chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng dựa vào phát triển năng suất dựa trên đổi mới sáng tạo và thực tế cho thấy đây chính là yếu tố giúp tăng trưởng kinh tế một cách bền vững.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển năng suất dựa trên đổi mới sáng tạo, APO đã lựa chọn phát triển năng suất dựa trên đổi mới sáng tạo là chiến lược chính đến năm 2025. Tại Việt Nam, Chính phủ đã có nhiều chính sách thúc đẩy hoạt động đầu tư phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Nhờ vào đó, năng lực cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo đã được cải thiện đáng kể.

Thứ trưởng Lê Xuân Định cũng đặt vấn đề làm thế nào để tận dụng tốt những cơ hội do công cuộc chuyển đổi số và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại là không hề dễ dàng khi tình hình thế giới liên tục biến động và đặc biệt là các ảnh hưởng khó lường của đại dịch Covid-19. Do đó, theo Thứ trưởng, việc xác định các giải pháp phù hợp là việc làm hết sức cần thiết.

Cùng chia sẻ về vấn đề này, ông Hà Minh Hiệp, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ KH&CN) cho rằng, việc chuyển đổi sang nền kinh tế số trong bối cảnh toàn cầu hóa đưa đến những cách tiếp cận mới dựa trên đổi mới sáng tạo và đổi mới công nghệ. Việc tăng trưởng dựa vào vốn, tài nguyên, lao động trong bối cảnh tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị thu hẹp đã trở nên không còn phù hợp. Do đó, nhiều nước trên thế giới đã lựa chọn chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng dựa vào phát triển năng suất dựa trên đổi mới sáng tạo và "thực tế cho thấy đây chính là yếu tố giúp tăng trưởng kinh tế một cách bền vững".

Trong khuôn khổ hợp tác của Tổ chức Năng suất Châu Á (APO), các nền kinh tế thành viên thảo luận và nghiên cứu các giải pháp để tăng năng suất, trong đó có đi tắt đón đầu thông minh thông qua đổi mới sáng tạo, cải cách mô hình quản lý đồng thời mở rộng năng lực áp dụng các thực hành và công nghệ mới, thế hệ mới.

APO cũng thúc đẩy các nghiên cứu của các nền kinh tế thành viên để tư vấn xây dựng môi trường pháp lý giúp thúc đẩy đổi mới sáng tạo. APO đã hỗ trợ Việt Nam xây dựng Kế hoạch Tổng thể phát triển năng suất dựa trên đổi mới sáng tạo được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 36/QĐ-TTg Ban hành Kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2030.

Kế hoạch tổng thể về năng suất quốc gia là sáng kiến của APO nhằm hỗ trợ các nền kinh tế thành viên xây dựng các mục tiêu, chiến lược và hành động giúp nâng cao năng suất. Kế hoạch tổng thể về năng suất cũng góp phần đưa năng suất vào các chương trình phát triển quốc gia, tăng cường vai trò của năng suất đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của mỗi nền kinh tế thành viên APO.

Kế hoạch tổng thể sẽ đề xuất các hành động cần phải được thực hiện bởi các cơ quan khác nhau tại Việt Nam nhằm thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, tăng cường mối liên kết giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước, xây dựng năng lực hấp thụ vốn con người, nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin truyền thông và hạ tầng logistic, bố trí và phân bổ các nguồn lực.

Tăng cường năng lực cơ sở hạ tầng chất lượng chính là một trong các yếu tố then chốt để nâng cao năng suất, chất lượng và thúc đẩy đổi mới sáng tạo thông qua công tác tiêu chuẩn hóa trong các lĩnh vực mới như IoT, blockchain, thương mại số, thương mại điện tử, in 3D, sản xuất thông minh sẽ tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động này.

Cụ thể, hoạt động hợp tác song phương với đối tác hàng đầu trong lĩnh vực này như Úc, Mỹ trong hai năm vừa qua về tiêu chuẩn hóa cho các công nghệ mới nổi, in 3D, hợp tác đa phương trong ASEAN để xây dựng lộ trình và biện pháp triển khai sản xuất thông minh là minh chứng cho hoạt động hợp tác đó.

Còn theo ông Nguyễn Tùng Lâm, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Năng suất Việt Nam, những năm vừa qua, năng suất lao động Việt Nam đã có sự gia tăng so với giai đoạn trước. Khoa học và công nghệ thể hiện rõ vai trò là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước khi năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) tăng lên 45,7% giai đoạn 2016 - 2020. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu đạt 50% năm 2020.

Điều này khẳng định các doanh nghiệp Việt nhất thiết phải đổi mới sáng tạo trong quá trình sản xuất, kinh doanh, đây là một trong những công cụ đắc lực, tiềm năng nhất để thúc đẩy nâng cao năng suất, sử dụng "đòn bẩy" công nghệ mới tạo những cơ hội đổi mới cho doanh nghiệp khi việc ứng dụng công nghệ thông tin và tự động hóa các quá trình kinh doanh còn yếu ở hầu hết doanh nghiệp hiện nay.

Để bước vào cuộc "đua" trong bối cảnh hội nhập đòi hỏi doanh nghiệp Việt phải đổi mới sáng tạo để nâng cao năng suất, chất lượng. Bên cạnh đó, đổi mới sáng tạo giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, lợi nhuận, giảm chi phí, tăng sự hài lòng và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đạt được lợi thế cạnh tranh mới, tạo ra thị trường mới, nâng cao uy tín của doanh nghiệp.

Trong Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đổi mới sáng tạo, đón đầu công nghệ, thúc đẩy nâng cao năng suất rất cần thiết và có vai trò quan trọng, vì vậy, thời gian qua, Viện Năng suất đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất như: Tổ chức các hoạt động tư vấn, đào tạo, hướng dẫn nâng cao năng suất và phát triển doanh nghiệp thông qua áp dụng các hệ thống và giải pháp quả lý, đổi mới sáng tạo, công cụ cải tiến, tối ưu hóa hoạt động theo mô hình: Cải tiến năng suất tổng thể (TPI), "LSS", "TPM", "KPI"...; Tư vấn về ISO 9000, ISO 27000, ISO 14000, ISO 15189...

Bên cạnh đó, Viện triển khai các chương trình hợp tác với Tổ chức Năng suất châu Á (APO), tăng cường chuỗi cung ứng thực phẩm; xây dựng và phát triển các tiêu chuẩn mới để góp phần nâng cao năng suất. Ngoài ra, Viện cũng nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nâng cao năng suất của ngành kinh tế cho giai đoạn tiếp theo; tính toán các yếu tố tác động của khoa học và công nghệ đến năng suất qua đó có giải pháp để nâng cao...

Theo VietQ.vn

Tin khác

Triển khai hệ thống QLCL ISO 9001 - nâng cao chất lượng và hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính (21/03/2024)

Hải Dương đầu năm xuất khẩu đơn hàng nông sản khủng đi Nhật Bản, Hàn Quốc (05/03/2024)

Người dùng đối mặt nguy cơ mất dữ liệu do sâu máy tính thông qua các dịch vụ AI (05/03/2024)

Hải Dương: Phấn đấu đến năm 2025 đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (05/03/2024)

Rút gọn thủ tục hành chính về sở hữu trí tuệ, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp (30/01/2024)

Sẽ công bố chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương hằng năm (09/01/2024)

Kết quả xây dựng mô hình sản xuất khoai tây KT7 trên địa bàn tỉnh Hải Dương năm 2023 (14/12/2023)

Ứng dụng phương pháp ELISA, Realtime PCR trong chẩn đoán phát hiện Parvovirus B19 và điều trị bệnh nhân mắc bệnh lý thận tại tỉnh Hải Dương (10/12/2023)

Nghiên cứu phục tráng giống khoai sọ Miễu Sơn – Thái Học góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương (06/12/2023)

Thương mại điện tử hướng tới mục tiêu phát triển xanh, bền vững (28/11/2023)

Tạo cơ chế khuyến khích các trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (26/11/2023)

Xây dựng mô hình sản xuất dưa chuột VC09 theo hướng VietGAP trên địa bàn tỉnh Hải Dương (01/11/2023)

KẾT QUẢ SẢN XUẤT THƯƠNG PHẨM GIỐNG LÚA LAI THƠM 6 ĐẠT TIÊU CHUẨN VIETGAP TẠI TỈNH HẢI DƯƠNG (26/09/2023)

Quyết tâm xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở và hội nhập (22/09/2023)

Chuyển giao ứng dụng TBKH Công nghệ trong chăn nuôi giống gà trống J-Dabaco thương phẩm (16/08/2023)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.