Hoạt động KH&CN 2016-01-14 08:41:56

         Trong ngành tài nguyên và môi trường đặc biệt là đối với những người từng làm nghiên cứu về sinh vật học, ít ai không biết đến ông, một trong những GS.TS hàng đầu ngành của Việt Nam trong lĩnh vực tài nguyên môi trường. Ông chính là GS.TSKH Đặng Huy Hùng, ông đã vinh dự được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Công nghệ, giải thưởng danh giá nhất của Nhà nước tặng cho những nhà khoa học có công trình nghiên cứu đặc biệt xuất sắc.  

GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh sinh ngày 25/10/1933 tại thôn Trước Hà, xã Đại Lãnh, Huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Nguyên Viện trưởng, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Sinh thái & Tài nguyên sinh vật - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Hiện nay ông là Chủ tịch Hội động vật Việt Nam, Phó chủ tịch Hội Bảo vệ tài nguyên & Môi trường Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam (VACNE).

Trong thời gian công tác, ông trực tiếp thực hiện nhiều đề tài cấp Bộ và cấp Nhà nước; là Ủy viên Ban chủ nhiệm nhiều Chương trình cấp Nhà nước: Chương trình bảo vệ môi trường, 52,52D, Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chương trình nghiên cứu điều tra tổng hợp các tỉnh Tây Nguyên I và II – Mã số 48C; Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam (1961-1971) ở Mã Đà (Đồng Nai), A Lưới (Thừa Thiên Huế), Ngọc Hiển, Năm Căn (Cà Mau), làm căn cứ cho việc đề ra hướng khắc phục và góp phần vào việc đấu tranh với Mỹ về hậu quả của chất độc hóa học với môi trường Việt Nam; thành viên nhóm chuyên gia giáo dục môi trường Quốc tế EEC/IUCN; thành viên trong nhóm chuyên gia Quốc tế nghiên cứu bảo tồn thú linh trưởng Quốc tế IPS; Ủy viên Hội đồng quản trị chương trình hợp tác nghiên cứu tài nguyên thực vật các nước Đông Nam Á (PROSEA).

Với tài năng và tâm huyết của một nhà khoa học, ông vẫn tham gia giảng dạy cho nhiều Trường đại học và Viện nghiên cứu trên cả nước như: Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Trường Đại học Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (Đại học Quốc gia Hà Nội), Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Đại học Thủy lợi...

Nói đến Giáo sư Đặng Huy Huỳnh là nói đến một trong những nhà khoa học có rất nhiều công lao và đóng góp to lớn cho công tác bảo tồn và phát triển tài nguyên đa dạng sinh học của Việt Nam. Trong những năm 80 của thế kỷ XX, dựa trên nền tảng sinh thái học, ông đã nghiên cứu và tiến hành thử nghiệm nhân nuôi thành công một số loài động vật có giá trị kinh tế như nai, hươu sao, nhím, ba ba, ếch... Từ đó, ông đúc kết kinh nghiệm và xây dựng thành quy trình chăn nuôi hợp lý giúp một số địa phương chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao góp phần vào chương trình xóa đói giảm nghèo. Theo ông, để phục hồi các loài động vật quý hiếm ở nước ta cũng như góp phần đáp ứng một phần nhu cầu của xã hội, đồng thời làm giảm áp lực đối với các vườn quốc gia và khu bảo tồn, cần phải tiến hành nhân nuôi, phục hồi các loài động vật hoang dã có giá trị kinh tế và giá trị bảo tồn bằng những cơ sở khoa học. Bên cạnh đó, ông còn dành nhiều tâm sức để nghiên cứu về đa dạng sinh học, các loài có nguy cơ tuyệt chủng, thiết lập và quản lý các khu bảo tồn, giúp đỡ các cộng đồng địa phương trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên để phát triển bền vững. Ông đi sâu vào tìm hiểu mối quan hệ giữa người dân, nhất là dân nghèo, với tài nguyên thiên nhiên để tìm ra những biện pháp hữu hiệu góp phần xóa đói, giảm nghèo, giúp đỡ người dân ở các vùng đệm của các khu bảo tồn phát triển kinh tế, nâng cao cuộc sống, không phá rừng mà còn tích cực bảo vệ rừng và đưa ra quan điểm "bảo vệ rừng có sự tham gia của cộng đồng".

Trong sự nghiệp nghiên cứu ông đã để lại nhiều công trình khoa học có giá trị. Trong đó có 154 công trình nghiên cứu đã được công bố trên các tạp chí khoa học uy tín trong và ngoài nước; 14 cuốn sách chuyên khảo về động vật, sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, quản lý bảo tồn...

Trong những năm gần đây, ông tham gia cùng Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phát động và tổ chức vinh danh Cây Di sản Việt Nam. Đây là việc làm rất có ý nghĩa nhằm bảo tồn, duy trì phát triển nguồn gen thực vật quý hiếm, phục vụ chiến lược bảo tồn phát triển bền vững đa dạng sinh học của Việt Nam, đồng thời khởi dậy tình yêu đối với thiên nhiên của người dân.

Với thành tựu đạt được trong công tác, ông nhận được nhiều phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước: được phong hàm GS (1991); nhận Huân chương chống Mỹ hạng Hai (1983), Huân chương I Xa Lá Lào hạng Hai do Chủ tịch CHDCND Lào trao năm (1991); Huân chương Lao động hạng Nhất (1997); được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về tập Atlas Quốc gia (2005), Giải thưởng Hồ Chí Minh về Động vật chí, thực vật chí, sách đỏ Việt Nam (2010), Gải thưởng cố đô Huế vì KH&CN lần thứ nhất năm 2006; Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng (1990), Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng (2000), Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng (2010). Nhưng vinh dự hơn cả, tên ông đã trở thành niềm hãnh diện của học trò và đồng nghiệp trong nước và quốc tế.

Theo vietq.vn

Tin khác

Thủ tục xác định dự án đầu tư có hoặc không sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên (21/03/2024)

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu lúa, gạo bền vững (08/03/2024)

Thành lập Hội đồng Quốc gia về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (26/02/2024)

Phê duyệt Đề án 'Hội Nông dân Việt Nam tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp đến năm 2030' (26/02/2024)

Để Đồng bằng sông Hồng trở thành trung tâm KHCN và đổi mới sáng tạo hàng đầu của cả nước (20/07/2023)

Lịch sử ra đời Ngày Khoa học công nghệ Việt Nam (18/05/2023)

Hướng tới kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2023 (17/04/2023)

Nâng cao năng suất đối với khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam (03/04/2023)

Tiếp tục đổi mới chính sách phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong bối cảnh mới (03/04/2023)

Luật KH&CN năm 2013: Còn nhiều vướng mắc trong thực thi (03/04/2023)

Ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp: Người nông dân trồng lúa bằng smartphone (19/03/2023)

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hải Dương (17/03/2023)

Danh mục các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh bắt đầu thực hiện từ năm 2023 trên địa bàn tỉnh Hải Dương (07/03/2023)

Lâm Đồng: Ưu tiên ứng dụng công nghệ cao tăng năng suất hoa (05/03/2023)

Nâng cao hiệu quả công tác thanh kiểm tra nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng (05/03/2023)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.