Thông tin TC-ĐL-CL -0001-11-30 07:06:30

Nhiều sản phẩm nông sản và thủy sản xuất khẩu của Việt Nam có mức dư lượng hóa chất nông nghiệp vượt quá mức quy định đã bị Liên minh châu Âu (EU) thu hồi hoặc cảnh báo, gây tổn thất không chỉ với riêng doanh nghiệp mà cho toàn bộ ngành sản xuất trong nước.

Ông Lê Thanh Hòa cập nhật các quy định của EU đối với nông sản, thực phẩm nhập khẩu cho các doanh nghiệp. Ảnh: N.H

Ngày 28/9, Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế thuộc Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM phối hợp với Hội Lương thực thực phẩm TPHCM tổ chức Hội nghị phổ biến các tiêu chuẩn quy định và thực thi cam kết về SPS trong Hiệp định EVFTA.

Ông Huỳnh Minh Vũ, Phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế cho biết, Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. Theo thống kê 2 năm thực thi Hiệp định, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU đạt khoảng 83 tỷ USD với tăng trưởng xấp xỉ 15%.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, năm 2022, ngành nông nghiệp và các doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Điển hình là tác động của giá vật tư đầu vào và giá lương thực thực phẩm gia tăng do đứt gãy chuỗi cung ứng, dịch bệnh trên người, cây trồng, vật nuôi tiềm ẩn nguy cơ bùng phát.

Ông Trịnh Bá Cường, Tổng thư ký Hội Lương thực Thực phẩm cũng lưu ý doanh nghiệp về tình trạng các nước nhập khẩu ngày càng nâng cao các yêu cầu kỹ thuật, quy định về SPS, hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT). Đây chính là thách thức lớn đối với xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là các sản phẩm nông thủy sản, thực phẩm chế biến.

Thực tế thời gian qua, nhiều sản phẩm nông sản và thủy sản xuất khẩu của Việt Nam có mức dư lượng hóa chất nông nghiệp vượt quá mức quy định đã bị Liên minh châu Âu (EU) thu hồi hoặc cảnh báo, điều này dẫn tới nhiều tổn thất cho doanh nghiệp cũng như toàn bộ ngành sản xuất trong nước.

Tại hội nghị, ông Cao Xuân Quân, Giám đốc Văn phòng TBT Việt Nam, Bộ Khoa học công nghệ đã cập nhật các quy định về nhãn mác, bao bì, đóng gói của thị trường EU và một số thị trường trọng điểm Việt Nam có FTA; hướng dẫn doanh nghiệp theo dõi, cập nhật các thông báo, quy định TBT trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Điển hình như thị trường EU yêu cầu trên bao bì của sản phẩm thủy sản đánh bắt phải ghi thông tin kích cỡ của mắt lưới, ngày đánh bắt, ngày chế biến, cấp đông… Ngoài ra, các thị trường cũng rất quan tâm tới thông tin cảnh báo về các chất có khả năng gây dị ứng có trong sản phẩm.

Riêng đối với thị trường EU, ông Lê Thanh Hòa, Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cũng cập nhật các quy định về nguy cơ nhiễm vi sinh vật, hóa chất đối với rau, hoa quả xuất khẩu vào EU; rủi ro mất an toàn thực phẩm thủy sản liên quan đến dư lượng hóa chất kháng sinh cấm, thuốc diệt ký sinh trùng, dư lượng độc tố thủy sản, kim loại nặng, phụ gia chế biến thủy sản, nhiễm vi sinh vật… Đối với nhà sản xuất, chế biến xuất khẩu, EU yêu cầu đạt các hệ thống chứng nhận an toàn thực phẩm như ISO 22000 hay HACCP; tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm (TCCS), kiểm tra giám sát chất lượng, quy chế truy xuất nguồn gốc từ nguyên liệu – thành phẩm – phân phối, triệu hồi sản phẩm…

Ông Lê Thành Hòa khuyến nghị các doanh nghiệp cần đào tạo và nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, người sản xuất và chế biến. Đồng thời cần đầu tư xây dựng vùng trồng hay hợp tác với người sản xuất thiết lập các quy trình sản xuất đảm bảo đáp ứng các yêu cầu an toàn thực phẩm, có kế hoạch giám sát các mối nguy trong toàn bộ quá trình sản xuất, đặc biệt là mối nguy ô nhiễm vi sinh vật và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Đặc biệt, ông Lê Thanh Hòa nhấn mạnh việc cần các chương trình giám sát không chỉ đối với việc sản xuất, chế biến sản phẩm mà cả về các vấn đề lao động, môi trường… “Trong tương lai, các thị trường khác cũng sẽ đưa ra những yêu cầu khắt khe tương tự như EU. Do đó, việc sớm đáp ứng các quy định này sẽ giúp hàng hóa của doanh nghiệp có thể đi đến bất cứ thị trường nào trên thế giới” – ông Hòa nhấn mạnh.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần lưu ý tới các xu hướng tiêu dùng mới liên quan đến kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, bảo vệ môi trường… để có chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp, đáp ứng các xu hướng này.

Báo Hải Quan

Tin khác

Bắc Giang triển khai Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2024 (08/03/2024)

Hơn 1.600 chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng trong nước và quốc tế (03/03/2024)

Nhanh chóng hoàn thiện và ban hành Quy chuẩn quốc gia về thiết kế đường cao tốc (26/02/2024)

Tiêu chuẩn ISO 56000:2020 về quản lý đổi mới sáng tạo thúc đẩy tăng trưởng bền vững (30/08/2023)

5 nguyên tắc kiểm tra tại dự thảo Thông tư quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm (12/06/2023)

NQI - công cụ hữu hiệu nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia (05/05/2023)

Xây dựng tiêu chuẩn quốc tế dành cho các nguyên liệu xi măng (04/05/2023)

ISO 45001:2018: Điểm tựa cho doanh nghiệp hạn chế rủi ro, nâng cao năng suất (03/05/2023)

Doanh nghiệp nâng cao năng suất nhờ chủ động áp dụng tiêu chuẩn quốc tế (03/05/2023)

Hiệp hội Bao bì thực phẩm quốc tế cảnh báo: Hóa chất trong hộp xốp dùng 1 lần cực độc (03/04/2023)

Công cụ QCC - bàn đạp giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm (05/02/2023)

Chuyên gia hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng và tiếp cận các công cụ nâng cao năng suất (05/02/2023)

TIÊU CHUẨN TCVN 13521:2022 NHÀ Ở VÀ NHÀ CÔNG CỘNG – CÁC THÔNG SỐ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ TRONG NHÀ (18/11/2022)

Sửa đổi quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với xuồng cao tốc (18/11/2022)

Tuyền truyền phổ biến kiến thức về TCVN ISO 18091:2020 tại địa phương (18/11/2022)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.