22:59 HKT Thứ hai, 07/10/2024
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CHUYÊN TRANG THƯƠNG HIỆU VÀ DOANH NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG - WEBSITE ĐƯỢC XÂY DỰNG TRÊN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TÀI SẢN TRÍ TUỆ TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2017-2020

Trang nhất » Home » Dệt may và Da giầy

Làng nghề giầy da Hoàng Diệu cho thu nhập tiền tỷ

Thứ bảy - 14/10/2017 06:19
Không ít người đã từng thắc mắc không biết những đôi giày giả da, da bò thật, được bán la liệt trên vỉa hè hay các khu chợ bình dân với giá chỉ vài trăm ngàn một đôi có xuất xứ từ đâu mà lại rẻ đến vậy.
Để trả lời câu hỏi trên, PV Dân Trí đã về tận làng Trúc Lâm, xã Hoàng Diệu, Gia Lộc (Hải Dương). Đây là nơi khai sinh ra làng nghề đóng giày da có truyền thống hơn 400 năm nay và năm 2005 đã được UBND Tỉnh Hải Dương cấp bằng công nhận là làng nghề truyền thống.
Theo lời kể của những người lớn tuổi trong làng, ngày xưa làng nghề rất phát triển nhưng do chỉ có thành phố mới đi giày, nên các thợ giỏi đã chuyển hết ra các thành phố lớn sinh sống và làm nghề.

Dần dần làng nghề mai một và không ai làm giày nữa, nhưng vào đầu những năm 90 của thế kỉ trước, do nhu cầu của thị trường, một số người đã quyết định quay lại với nghề gia truyền tổ tiên để lại.

Nhắc đến những người có công khôi phục làng nghề, không ai trong làng không biết đến ông Trần Huy Thắng, ông là một trong những người có công đầu khôi phục lại làng nghề và cũng là người duy nhất còn sống trong số họ.

Ông Thắng kể lại, “Năm 1990, tôi cho con trai lúc đó mới chỉ 14 tuổi vào miền Nam học làm giày, thiết kế. Sau đó năm 1995 thì con trai tôi học xong trở về, kết hợp với kinh nghiệm gia truyền của tôi thì nhà bắt đầu làm giày trở lại”.

"Lúc mới làm phải đi rất nhiều nơi để bán, nhưng sau này khách quen mối toàn tự tìm đến đặt hàng. Dần dần các nhà trong làng thấy có thể sống được bằng nghề truyền thống nên cũng quay lại làm giày da", ông Thắng cho biết.

Theo ông Thắng, ngày xưa mọi công đoạn đều làm thủ công nên năng suất khá thấp, thu nhập không đáng bao nhiêu. Nhưng bây giờ, nhiều công đoạn đã được làm bằng máy nên một năm có thể bán được vài vạn đôi giày, dép là chuyện bình thường.

nh Cao Sĩ Nghiệp, chủ một cơ sở chuyên sản xuất giày tại làng cho biết, máy cũ bây giờ khá rẻ nên các hộ đều sắm riêng cho cơ sở tại nhà. Trung bình, máy gò đã qua sử dụng, thanh lý khoảng 100 – 200 triệu đồng, nếu mua mới nguyên là gần 1 tỉ đồng.

“Nhẹ nhàng như máy chặt cũng vài chục triệu đồng 1 máy cũ, nhưng đầu tư như vậy thì cũng thu lại vốn nhanh hơn vì năng suất tăng rất đáng kể. Nếu làm thủ công thì cùng 1 lượng công nhân chỉ có thể làm 50 – 70 đôi/ngày nhưng có thêm một vài máy móc thì có thể làm đến 400 – 500 đôi/ngày”, anh Nghiệp chia sẻ.

Theo anh Nghiệp, ở miền Bắc chỉ có 2 làng nghề đóng giày, một là làng Phú Xuyên, Hà Tây cũ và hai là ở đây. Mà làng nghề Phú Xuyên lại chủ yếu làm hàng đẹp, đắt tiền nên những đôi giày da giá rẻ được sản xuất tại đây có rất ít đối thủ cạnh tranh. Có chăng thì chỉ là cạnh tranh giữa các hộ kinh doanh trong làng, giữa các làng trong xã với nhau.

'Giày chờ hoàn thiện'

Giày chờ hoàn thiện

Anh Nghiệp còn cho biết, làm hàng đẹp như làng Phú Xuyên đem lại lợi nhuận cao hơn nhưng hàng nào thì cũng phụ thuộc vào thị trường nên làng nghề cũng không hướng đến sản xuất hàng quá cao cấp. Tuy nhiên, cũng có vài nhà làm hàng đắt tiền, giá bán buôn cao nhất chỉ 400 ngàn đồng/đôi, nhưng nếu bán lẻ ra ngoài giá cũng có thể lên đến tiền triệu. Giá bán lẻ thì vô vàn, nhưng nếu ai biết mua thì người bán chỉ lãi 100 ngàn đồng/đôi, còn bình thường phải lãi gấp đôi, ít thì cũng gấp rưỡi.

Anh Cao Sĩ Doanh là anh trai của anh Nghiệp cũng có 1 cơ sở kinh doanh riêng cho biết, cạnh tranh trong làng chủ yếu là về giá nên giá giày rất rẻ, giày giả da nam cao nhất cũng chỉ tầm 90.000 đồng/đôi, rẻ thì 60.000 đồng/đôi. Bán loại này rẻ mới dễ bán, chứ loại dày gia bò thật 200 - 300 trăm ngàn một đôi thì bán rất chậm.

'Đóng gói giày để vận chuyển đi tiêu thụ'

Đóng gói giày để vận chuyển đi tiêu thụ

Nguồn da anh Doanh hay người dân trong làng chủ yếu ở Hà Nội, Hà Tây cũ hoặc da Trung Quốc. Phần lớn anh Doanh nhập da Trung Quốc do giá bằng da Việt Nam mà chất da lại mềm hơn. Da Trung Quốc được nhập thông qua các đại lý phân phối tại Hà Nội, Hải Phòng hoặc ngay tại làng.

Cơ sở của anh Doanh một năm có thể xuất đi khoảng 4 vạn đôi dép da, giả da, 3 – 4 vạn đôi giày nữ, giá mỗi đôi từ 55.000 - 70.000 đồng đem về cho anh lợi nhuận cả tỉ đồng.

'Đủ 200 đôi/bao mới có thể nhập với giá buôn'

Đủ 200 đôi/bao mới có thể nhập với giá buôn

“Trong làng rất nhiều nhà giàu có lên nhờ làm giày, có thể xây được nhà đẹp, tậu được xe hơi, mở rộng kinh doanh. Cứ mùa hè nóng thì làm dép da còn mùa đông lạnh thì làm giày, nhưng năm nay trời nắng nóng kéo dài nên giày sản xuất ít và tiêu thụ rất chậm, mọi năm có thể lãi tới 10 ngàn/đôi giày, nhưng năm nay chỉ lãi được có 5 ngàn/đôi”, anh Doanh cho biết.

Sản phẩm giày da ở xã Hoàng Diệu giá thành không cao, nhiều mẫu mã đã trùng với bản quyền của công ty khác nhưng vẫn được người tiêu dùng chấp nhận, sản phẩm sản xuất ra vẫn tiêu thụ được, nên người dân chưa quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu. Hiện tại, với cách làm này vẫn có thể kinh doanh được, nhưng nếu không có thương hiệu thì sẽ rất khó để làm lâu dài, duy trì làng nghề.

'Công nhân tập trung đóng hàng chờ xuất'

Công nhân tập trung đóng hàng chờ xuất

Vì thế để xây dựng được thương hiệu và phát triển lâu dài, thì sản phẩm của làng nghề truyền thống Hoàng Diệu cần đăng ký kiểu dáng công nghiệp và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của làng nghề. Điều này rất cần sự giúp đỡ của xã, huyện, tỉnh kết hợp cùng các hộ kinh doanh để làm.

Nguồn tin: Theo dantri.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin liên quan

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

LOGO Thương hiệu tiêu biểu

LOGO Thương hiệu tiêu biểu

Tin mới nhất cuộn lên

Đăng nhập thành viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 333

Máy chủ tìm kiếm : 226

Khách viếng thăm : 107


Hôm nayHôm nay : 63177

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 368547

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23784826

Quảng cáo Logo thương hiệu

Ford Hải Dương
Công ty Lilama Hải Dương