22:56 HKT Thứ hai, 07/10/2024
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CHUYÊN TRANG THƯƠNG HIỆU VÀ DOANH NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG - WEBSITE ĐƯỢC XÂY DỰNG TRÊN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TÀI SẢN TRÍ TUỆ TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2017-2020

Trang nhất » Home » Nông sản, thực phẩm » Bài viết thương hiệu

Mùi hương thơm đặc biệt của Nếp cái Hoa Vàng Kinh Môn Hải Dương

Thứ sáu - 13/07/2018 02:33
Giữa tháng 10, chúng tôi có dịp về Kinh Môn, quê hưong của Nếp cái hoa vàng-một đặc sản nổi tiếng thơm ngon khắp cả nước đó chính là lúa nếp cái hoa vàng. Thật đúng như những điều nói về Nếp cái hoa vàng, mới về đến đầu làng xã An Phụ (huyện Kinh Môn, Hải Dương ), chúng tôi đã thấy mùi thơm mát dịu của hương lúa nếp cái Hoa vàng nơi đây.
Theo chân một bác nông dân trồng lúa nếp hoa vàng, chúng tôi đến tổ chức Hiệp Hội sản xuất và thương mại Nếp cái hoa vàng Kinh Môn, được ông Ngô Quang Sáng, Chủ tịch Hiệp hội nói về giống lúa nếp cái hoa vàng trong niềm vui  pha lẫn tự hào bởi ông là người dân gốc và được trồng loại cây lúa đặc sản này, ông nói  Nếp cái hoa vàng có khi còn gọi là nếp ả hay nếp hoa vàng, là giống lúa nếp truyền thống nổi tiếng tại các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ, có hạt gạo tròn, dẻo, thơm đặc biệt nên thường dùng đồ xôi, làm cốm, làm các loại bánh có sử dụng gạo nếp làm tương hoặc ủ rượu.
Ông Ngô Quang Sáng cũng cho biết hiện tại Hiệp hội gồm 363 thành viên với diện tích sản xuất là 23,5 ha tại 3 xã An Phụ, Phạm Mệnh và Long Xuyên huyện Kinh Môn-Hải Dương. Tiềm năng kinh tế  của huyện sản xuất lúa nếp cái hoa vàng rất lớn. Những năm gần đây giá thóc nếp cái hoa vàng tăng cao, từ năm 2004 đến năm 2009 giá thóc nếp cái hoa vàng đã tăng thêm khoảng 7.000-8.000 đ/kg (giá khoảng14.000-16.000đ/kg), năm nay tháng giáp hạt lên tới 16.500-17.000đ/kg, trong khi các loại thóc khác tăng lên chỉ khoảng 3.000- 4.000đ/kg.
Nếp cái hoa vàng chỉ được trồng vào vụ mùa, khoảng từ tháng 5 đến tháng 10 âm lịch.. Nếp được gọi là nếp cái hoa vàng do khi lúa trổ đòng, phấn hoa có màu vàng chứ không trắng như các loại lúa khác, cũng theo lời của ông Chủ tịch Hiệp hội nói với cíung tôi bằng niềm tự hào về vùng quê mình là không có loại lúa nào tốt hơn lúa nếp cái hoa vàng vì “Nếp cái hoa vàng còn được gọi là mẹ của các loài lúa” (theo nghĩa hán việt mà nhân dân ta thương gọi là “cái” có nghĩa là mẹ).
Nếp cái hoa vàng có thời gian trổ tương đối ổn định trong khoảng 7-10 tháng 10, thời gian sinh trưởng của cây khảng 145-160 ngày, cây có chiều cao khoảng 120-125 cm/cay, gốc thân to, có khả năng chống đổ tương đối tốt, khả năng chống chịu với một số điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên: khả năng chịu phèn, chịu chua và trũng khá, chịu hạn tương đối tốt, bông lúa dài 20-22 cm, số hạt khoảng 1,82 và khối lượng 1.000 hạt khoảng 25-26 gram, năng suất trung bình của nếp cái hoa vàng khoảng 35-40 tạ/ha, năng suất cao có thể đạt 40-45 tạ/ha.
Vậy Hiệp hội sản xuất và thương mại Nếp cái hoa vàng Kinh Môn được thành lập từ khi nào? chúng tôi đặt câu hỏi với ông Sáng, Chủ tịch Hiệp hội cho biết: từ 2006 đến 2009, Trung tâm nghiên cứu và phát triển Hệ thống Nông nghiệp kết hợp với các dự án Quốc tế (dự án Superchin của Pháp, dự án CoDi của Ấn Độ) đầu tư tại Kinh Môn và lấy xã An Phụ làm điểm đầu tiên, chính vì vậy năm 2006, hiệp hội vẫn còn là nhóm nông dân sản xuất và thương mại gạo nếp hoa vàng Hải Dương được thành lập đầu tiên vào tháng 5 năm 2006 với 36 thành viên, diện tích sản xuất là 63 sào, năm 2007, đã thành lập 3 nhóm nông dân sản xuất và thương mại gạo nếp hoa vàng Hải Dương với 100 thành viên, sản lượng ước đạt hàng năm 20 tấn thóc, ngày 14 -10-2008, Hiệp hội sản xuất và thương mại Nếp cái hoa vàng chính thức được thành lập, Đại hội nhiệm kỳ lần thứ nhất của Hiệp hội đã được tổ chức vào ngày 13-12-2008. Từ khi có các dự án quốc tế và  sự hỗ trợ của Trung tâm Nghiên áưu và phát triển hệ thống nông nghiêp, năm 2010 được sự đầu tư, hỗ trợ, quan tâm của Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương về giống, thuốc bảo vệ thực vật, kỹ thuật canh tác, số thành viên trong hiệp hội cũng lớn hơn, năm 2009 có 253 thành viên với quy mô sản xuất là 18 ha thì đến năm 2010 lên tới 383 hộ tham gia ở 3 xã An Phụ, Long Xuyên, Phạm Mệnh, người nông dân muốn tham gia Hiệp hội vì có lợi hơn, họ hiểu về chất lượng, năng suất, được học tập, tập huấn về kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ thực vật, tiêu thụ sản phẩm. Nếp cái hoa vàng không chỉ tiêu thụ ở Hải Dương mà còn được bán tại các đại lý tại Hà Nội, các tỉnh phía Nam…
Ông Lê Hoài Khanh, Phó Chủ tịch Hiệp hội nói thêm với chúng tôi: Nếp cái hoa vàng trong Hiệp hội ngày càng được nhiều người biết đến  bới vì chất lượng của Nếp cái hoa vàng tốt hơn với nếp cái hoa vàng ngoài hiệp hội, tốt hơn các giống lúa nếp khác như: nếp Thái Bình, nếp trung quốc, nếp quýt, nếp Hà Bắc, nếp Lang Niêu….bởi người nông dân trong hiệp hội được tập huấn về kỹ thuật canh tác, thuốc bảo vệ thực vật và chăm sóc cây lúa, gạo nếp cái hoa vàng “rộng đều hạt, không gẫy, tỷ lệ tấm thấp, hàm lượng Prôtêin, và một số axít amin cao; chất lượng gạo nếp hoa vàng Kinh Môn ngon đứng đầu các loại lúa nếp, khi nấu lên hạt trong và ráo, mềm nhưng không nát, ăn vừa thơm lại đậm đà, hạt gạo nếp đầy tròn, không vớ, gạo có mùi thơm, đặc biệt khi nấu chín sản phẩm có mùi thơm nhẹ, hấp dẫn, cơm dẻo, hạt cơm bóng. Vì thế, tiếng lành đồn xa, gạo nếp cái hoa vàng được người trong tỉnh và ngoài tỉnh biết đến như một loại đặc sản của địa danh Kinh Môn.
Gạo nếp cái hoa vàng được chế biến thành nhiều món như xôi, bánh trưng, nấu rượu. Bánh chưng được làm từ gạo nếp cái hoa vàng thường để được lâu mà không bị cứng hay thiu, mốc như một số loại giống lúa nếp khác. Cùng với bánh chưng, vào dịp tết, nhà nào ở Kinh Môn cũng nấu vài lít rượu bằng gạo nếp cái hoa vàng để thưởng thức, đãi khách và biếu người thân. Rượu nấu từ gạo nếp rất thịnh hành nhưng rượu nếp cái hoa vàng vẫn được coi là rượu đặc sản. Rượu nếp cái hoa vàng uống rất êm, ngọt hậu và có mùi thơm.
Ông Lê Hoài Khanh cũng nói với chúng tôi những trăn trở của ông về giống lúa nếp đặc sản này, ông mong muốn tìm được nhiều thị trường tiêu thụ cho giống lúa nếp, làm sao sản phẩm lúa nếp cái hoa vàng của bà con nông dân bán được, mang lại kinh tế cho bà con, làm thế nào để người dân các nơi khác họ hiểu hơn về lúa nếp cái hoa vàng, bởi trên thị trường có rất nhiều loại lúa nếp khác nhau nên họ thường nhầm lẫn nếp cái hoa vàng làm giảm uy tín của Nếp cái  hoa vàng, mong muốn có sự quan tâm hơn nữa của các cơ quan chức năng về nhãn hiệu tập thể, khâu quản lý sản phẩm và quảng bá thương hiệu Nếp cái hoa vàng Kinh Môn để cho tất cả mọi người dân được thưởng thức món ăn truyền thống, đặc sản của vùng đất Kinh Môn đó là Nếp cái hoa vàng.
Mặc dù qua một ngày  định mục sở thị Kinh Môn, chúng tôi đã biết được biết bao điều thú vị về mảnh đất, con người và đặc biệt là loại đặc sản truyền thống Nếp cái hoa vàng nơi đây, dường như ai trong chúng tôi cũng mong sao, sản phẩm nếp cái hoa vàng được nhiều người biết đến, bán nhiều nơi trên thị trường mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân trồng lúa nếp cái hoa vàng nói riêng và những người nông dân khác nói chung và một ngày gần nhất chúng tôi lại có dịp đặt chân về Kinh Môn, mảnh đất với truyền thống anh hùng, bất khuất trong chiến đấu chống giặc, có truyền thống hiếu học và giàu truyền thống văn hoá, đặc biệt hơn đó chính là hương Nếp cái hoa vàng như muốn níu giữ chúng tôi lại với những kỷ niệm đẹp.

Nguồn tin: Website Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin liên quan

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

LOGO Thương hiệu tiêu biểu

LOGO Thương hiệu tiêu biểu

Tin mới nhất cuộn lên

Đăng nhập thành viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 315

Máy chủ tìm kiếm : 226

Khách viếng thăm : 89


Hôm nayHôm nay : 62968

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 368338

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23784617

Quảng cáo Logo thương hiệu

Ford Hải Dương
Công ty Lilama Hải Dương